Thứ Sáu, 20/01/2012 06:24

Hành tinh Ponzi- Phần 3: Trách nhiệm pháp lý thực sự của nước Đức

Mánh lới Ponzi là gì, cá nhân sập bẫy và cả một quốc gia sập bẫy do tham vọng tiêu xài vượt quá khả năng chi trả ra sao? Thế giới trong thế kỷ 21 vẫn chưa lường hết sự đổ vỡ từ nợ nần. Ngân hàng là con nợ cho đến quốc gia là con nợ, ranh giới giữa nợ xấu và nợ tốt thật mong manh trong chiến lược phát triển.

Bài viết dài kỳ của Alexander Jung trên tạp chí Tấm gương (Đức) tháng 1-2012 hệ thống lại hành trình nợ nần xuyên quốc gia kinh khủng như thế nào.

Biểu đồ nợ công của Đức qua 8 đời Thủ tướng từ năm 1950 đến 2010

* Phần 1: Hiểm họa nợ đè nặng thế giới phương Tây

* Phần 2: Nợ tốt và nợ xấu

Mức độ đấu tranh của chính phủ Đức với việc lên kế hoạch tài chính là quá rõ trong việc giải quyết tiền lương cho 1,7 triệu công chức. Mười sáu bang của Đức đã chi tiêu khoảng 15% tổng thu nhập thuế của họ để trả lương hưu cho công chức nhà nước. Nhà kinh tế học Bernd Raffelhüschen dự đoán rằng tỷ lệ này còn tăng lên đáng kể. Thực tế, ông đã nhìn thấy được các làn sóng chi tiêu thực đang đổ về nước Đức vào giữa thập kỷ vừa qua.

Tất cả các công chức làm việc từ những năm 1970 và 1980 sẽ sớm nghỉ hưu. Thực tế chính phủ và các chính quyền địa phương đã thuê quá nhiều người trong khoảng thời gian này khiến cho chi phí nhân sự đội lên đến 75 tỷ euro.

Raffelhüschen, hiện làm việc cho tổ chức Kinh tế thị trường, thường điều tra về các khoản nghĩa vụ tài chính mà chính phủ và các công ty bảo hiểm xã hội có tham gia nhưng không dành ra các khoản dự phòng khi các khoản trợ cấp đến hạn phả trả. Những kết quả nghiên cứu cuối cùng của ông thể hiện đúng thực chất các khoản nợ của Đức.

Bên cạnh khoản nợ công chính thức khoảng hai nghìn tỷ euro, trong thời gian tới còn có khoảng 4,6 nghìn tỷ euro sẽ phải trả lương cho những người vào độ tuổi nghỉ hưu, những người ốm và cần chăm sóc y tế. Các cam kết đó hoàn toàn không được thống kê chính thức. Nếu bao gồm các khoản này, nợ thực sự của Đức không chiếm 80% GDP như các thông báo chính thống, mà chiếm đến 276% GDP.

Đơn giản là không quan tâm

Ngân sách an sinh xã hội hoàn toàn không có khoản dự phòng nào cho các thành viên của thế hệ bùng nổ dân số. Theo nhận xét của nhà kinh tế Raffelhüschen, “Vì sự hào phóng của chính phủ, chúng ta đang tạo nên gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ sau”. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn chấp nhận thực tế này. Song, tất cả những vấn đề này sớm hay muộn đều sẽ xảy ra và nhiều người cảm thấy không mấy quan tâm đến chúng.

Bên cạnh tiền lương hưu, bảo hiểm y tế là khoản chi lớn thứ hai trong danh sách của Raffelhüschen, chiếm khoản thâm hụt hai nghìn tỷ euro. Sự già hóa xã hội sẽ chỉ làm trầm trọng hơn vấn đề. Chính xác là với số lượng người già ngày càng tăng thì việc chi tiêu y tế cũng tăng lên đáng kể.

Ở Đức, hệ thống bảo hiểm y tế của chính phủ trung bình phải trả 134 euro/tháng cho một công nhân có độ tuổi dưới 65. Mức trung bình cho người có tuổi trên 65 lớn hơn gần ba lần, là 379 euro.

Có thời điểm chính phủ Đức không gặp khó khăn trong tích lũy ngân sách. Trong những năm 1950, Bộ trưởng tài chính Fritz Schäffer đã thu được nhiều tiền và chi tiêu rất hạn chế, qua đó giúp ông dễ dàng thực hiện tiết kiệm. Người ta thường nói đến “hiện tượng Schäffer” hay Pháo đài Schäffer, một cách ám chỉ đến Tháp Julius ở Berlin, nơi người Đức tích trữ vàng thu được từ việc Pháp bồi thường chiến tranh sau cuộc chiến Pháp-Phổ năm 1870-1871.

Lịch sử nợ đọng

Hệ quả là có một ngọn núi nợ bảo hiểm xã hội vô hình đang đè nặng lên vai của mỗi người dân Đức. Raffelhüschen cho rằng, để trả được khoản nợ này, mỗi người dân phải trả cho chính phủ 307 euro/tháng trong suốt cuộc đời của mình. Tất cả là bởi chính phủ đã đưa ra các cam kết tài chính mà bản thân họ không thể thực hiện được. Thậm chí chính phủ Đức còn hứa hẹn các cam kết này là các khoản tiền trợ cấp nhưng suy cho cùng chính những người dân phải trả cho chính phủ của họ. Hình thức này là một phần của hệ thống Ponzi để lại cho nhiều thế hệ sau.

Tất nhiên, Schäffert đã thu được nhiều lợi ích từ thực tế là việc cải cách tiền tệ năm 1948 đã giúp Tây Đức có một khởi động tài chính mới. Đồng tiền trước đây không đáng giá bao nhiêu, với 100 đồng Reich Mark đổi được 6,5 đồng Mark Đức. Thêm vào đó, trách nhiệm pháp lý của đất nước cũng giảm đi nhiều. Nói cách khác, các điều kiện hoàn toàn thuận lợi cho việc theo đuổi một chính sách kinh tế ổn định.

Khi Alex Möller thuộc Đảng dân chủ xã hội lên nắm quyền vào năm 1979, sáu bộ trưởng tài chính sau đó cũng rất cận trọng trong việc chi tiêu. Nền kinh tế bùng nổ, việc làm luôn nhiều hơn số lao động có sẵn. Và dường như chính quyền liên minh của Đảng Lao động xã hội trung tả (SPD) và Đảng Tự do dân chủ ủng hộ kinh doanh (FPD) có thể trả tất cả các khoản, bao gồm các khoản thưởng như thưởng mùa đông cho các công nhân xây dựng, chi phí bù đắp cho các khu dân cư nông thôn có đường đi qua và các chương trình chăm sóc sức khỏe được hệ thống bảo hiểm y tế trung ương bảo trợ nhằm chống lại tác động ngược của sự giàu có. Hệ thống y tế của chính phủ nhiều hơn gấp đôi các khoản chi của nó trong những năm 1970 và 1975.

Rồi khi Möller từ chức vào năm 1971 nhằm phản đối sự hoang phí đó, ông Karl Schiller, thuộc Đảng dân chủ xã hội (với câu nói nổi tiếng : Đừng chúc mừng tôi mà hay gửi tôi những lời chia buồn), đã lên nắm quyền. Tuy nhiên, cương vị của Schiller kéo dài không đến một năm. Lúc từ chức, ông nói rằng chính ông cũng không mong muốn ủng hộ chính sách “chỉ có quỷ dữ mới quan tâm” của chính phủ.

Cái gì đến sẽ đến

Đó chính là cảnh báo của những gì sắp xảy tới. Nền kinh tế bắt đầu chậm lại, đặc biệt sau những cú sốc giá dầu mỏ vào năm 1972 và 1979, và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đột ngột. Tuy vậy, chính phủ của Thủ tướng Helmut Schmidt (Đảng SPD) đã phản ứng như thể Đức vẫn trong giai đoạn kinh tế thần kỳ, tiêu nhiều hơn chi. Trong suốt thời kỳ làm Thủ tướng của ông Schmidt, nợ quốc gia tăng từ 39 tỷ euro lên 160 tỷ euro, khoản nợ bùng nổ này đã gây lao đao cho liên minh chính phủ Schmidt vào năm 1982.

Làn sóng vay mượn mới đã diễn ra vào bảy năm trước, sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Thay vì chỉ biết tăng các loại thuế, Thủ tướng Helmut Kohl của Đảng CDU quyết định bảo trợ tín dụng cho việc tái thống nhất nước Đức. Khoản 1,5 nghỉn tỷ euro chi phí liên quan đến việc tái thống nhất vẫn còn chưa được thanh toán cho đến hiện tại. Hầu hết khoản tiền đã được đưa vào tiêu dùng và chỉ có một chút ít được sử dụng để đầu tư. Rốt cuộc chính phủ vẫn mắc sai lầm.

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 càng khiến nợ quốc gia càng thêm tăng cao một lần nữa. Các khoản cứu trợ ngân hàng kết hợp với các gói kích thích kinh tế chính là gánh nặng nợ nần cho ngân sách công. Chính phủ Đức đã tung ra khoảng 80 tỷ euro cho nhiều chương trình, bao gồm cả chương trình hỗ trợ mua xe hơi mới đầy tranh cãi.

Các chính phủ hiện nay đang phải cầu cứu nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes trong việc sử dụng tiền đi vay để kích thích kinh tế. Tuy nhiên họ cũng không chú ý đến vế thứ hai không mấy dễ chịu: trả nợ. Kể từ năm 1970 đến nay, chưa có vị bộ trưởng tài chính Đức nào có thể cân bằng được thu chi ngân sách.

Thu Trang dịch từ tạp chí Spiegel (Đức)

NHÂN DÂN

Các tin tức khác

>   Người dân Mỹ đã bớt lo lắng về tình hình kinh tế (19/01/2012)

>   Thông tin thêm về vụ Kodak nộp đơn xin phá sản (19/01/2012)

>   Canada bị thiệt hại nặng do khủng hoảng châu Âu (19/01/2012)

>   Châu Á đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn mới (19/01/2012)

>   Nợ chồng chất, tỷ phú Ấn cầu cứu nhà băng Trung Quốc (19/01/2012)

>   Việc làm ngành tài chính châu Á khó khăn (19/01/2012)

>   Hy Lạp nối đàm phán giảm nợ với chủ nợ tư nhân (19/01/2012)

>   Kodak đã đệ đơn phá sản sau 131 năm hoạt động (19/01/2012)

>   Hành tinh Ponzi - Phần 2: Nợ tốt và nợ xấu (19/01/2012)

>   Vì sao S&P hạ bậc tín nhiệm các nước Eurozone? (19/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật