Hành tinh Ponzi - Phần 2: Nợ tốt và nợ xấu
Mánh lới Ponzi là gì, cá nhân sập bẫy và cả một quốc gia sập bẫy do tham vọng tiêu xài vượt quá khả năng chi trả ra sao? Thế giới trong thế kỷ 21 vẫn chưa lường hết sự đổ vỡ từ nợ nần. Ngân hàng là con nợ cho đến quốc gia là con nợ, ranh giới giữa nợ xấu và nợ tốt thật mong manh trong chiến lược phát triển.
* Phần 1: Hiểm họa nợ đè nặng thế giới phương Tây
Bài viết dài kỳ của Alexander Jung trên tạp chí Tấm gương (Đức) tháng 1-2012 hệ thống lại hành trình nợ nần xuyên quốc gia kinh khủng như thế nào?
Hiểm họa nợ đè nặng thế giới phương Tây
Lutz Goebel vẫn thường vay tiền. Nhà kinh doanh 56 tuổi này là đối tác quản lý của Tập đoàn Henkelhausen, một công ty cỡ vừa của Đức chuyên sản xuất xe máy tại thành phố miền tây nước Đức Krefeld, với 240 công nhân và doanh số bán hàng hằng năm đạt 65 triệu euro. Khoản nợ mà ông Goebel đang gánh hoàn toàn khác bản chất với khoản nợ của nước Đức.
Năm năm trước, Goebel đã nắm được cơ hội mua lại một chi nhánh sản xuất máy nổ của một công ty khác. Ông Goebel cho rằng đó là sự đầu tư đáng giá, và kết quả lãi ròng của công ty ông cuối cùng cũng đã vượt qua con số 1,5 triệu euro mà ông đã đi vay để theo đuổi hợp đồng này. Đến nay ông nói: “Tôi đã trả được nợ”.
Với vai trò là chủ tịch của Hiệp hội kinh doanh gia đình của Đức, ông Goebel đại diện cho lợi ích của 5.000 công ty trên khắp nước Đức. Các chủ doanh nghiệp thuộc hiệp hội này thường vay tiền chỉ khi họ có ý định thay đổi đáng kể việc kinh doanh hoặc xây dựng một công việc mới. Đối với họ, vay nợ là một phần thiết yếu của việc phát triển công ty.
Có những lý do hoàn toàn tốt để vay nợ. Các công ty sử dụng khoản nợ để cấp vốn cho các khoản đầu tư. Cá nhân dùng tiền nợ để trả cho các nhu cầu lớn như ô-tô hay bất động sản. Hầu hết họ đều ý thức được rằng họ phải tiết kiệm miễn là họ đang sử dụng thu nhập hiện tại để trả nợ cả gốc lẫn lãi.
Cũng có thể có ý nghĩa hoàn toàn tốt để các chính phủ đi vay nợ. Chẳng hạn như, khi một chính phủ tìm cách ổn định nền kinh tế với việc chi tiêu bổ sung để tránh khỏi suy thoái. Đặc biệt có ý nghĩa khi các chính phủ đi vay tiền để chi trả cho các khoản tài sản thực tế sẽ mang lại lợi ích cho các thế hệ tương lai, như việc xây một cây cầu hay nhà trẻ.
Tất cả đều hưởng lợi
Các chuyên gia kinh tế gọi dạng thức của nguyên tắc thống nhất này là “trả tiền khi bạn dùng”, trong đó các thế hệ tương lai được kỳ vọng phải trả phần còn lại. Ngoài việc để lại các tài sản như cầu, nhà trẻ,… cho các thế con cháu, các thế hệ hiện tại cũng dành một phần tài chính cho các thế hệ tương lai, và tất cả mọi thế hệ đều được hưởng lợi từ đó.
Vấn đề duy nhất là các nước hầu như không bao giờ sử dụng công cụ này theo cách thức hiệu quả và nhìn xa trông rộng như vậy. Ngày nay, các chính phủ thường mượn tiền để đầu tư vào các khoản chi tiêu hàng ngày, như việc trả lương cho các công chức nhà nước hay trả cho các khoản nợ hiện có.
Tất nhiên, cũng có những người chi tiêu vô độ. Tín dụng sẵn có tại mọi ngân hàng dễ dàng khiến họ rơi vào tình trạng lạm dụng tín dụng. Sống dựa vào tín dụng thường được coi như điều tai tiếng, nhưng không đáng ngại lắm. Trong quý ba của năm 2011, người Mỹ đã nợ tín dụng 700 tỷ USD. Cũng có nhiều công ty tương tự với các chính sách thanh toán lỏng lẻo. Số lượng các tập đoàn lớn có xếp hạng tín dụng tốt giảm liên tục trong nhiều năm.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa nợ công và nợ tư.
Các công dân và các công ty thường có tài sản thực để thế chấp cho các khoản nợ. Còn chính phủ, giá trị của nó ngoại trừ một vài công ty, một vài tài sản và đất đai, hầu như đều là ảo. Chính phủ có đặc quyền vô giá là có thể phát hành các trái phiếu. Chính phủ mượn tiền của công dân, ngược lại người dân nhận được một trái phiếu với cam kết sẽ được hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
Trong thế kỷ thứ 14, các nhà cầm quyền miền nam Italy đã áp dụng cách thức này lần đầu. Nhà sử học người Anh Niall Ferguson coi phát minh phát hành trái phiếu chính phủ như “cuộc cách mạng lớn thứ hai” trong thế giới kinh tế, sau việc các ngân hàng cho ra đời cơ chế tín dụng. Và theo ông Ferguson, phát minh này được ví như nền tảng cho sự sinh sôi của đồng tiền.
Không động lực nhận trách nhiệm
Từ đó, một quốc gia có thể thường xuyên in các trái phiếu mới, để thay để các trái phiếu cũ. Các khoản nợ không được trả hết nhưng “được tái đầu tư”. Nói theo cách khác, các khoản nợ nần này được “để lại” cho đời sau. Chính thủ thuật này đã khiến các chính phủ mắc vào cảnh ngộ nhận về tình hình tài chính của họ, và nó đã tước đi động lực để họ sống với của cải của mình.
Họ cũng đưa ra các trái phiếu với một lợi thế đặc biệt: Các ngân hàng, các quỹ tiết kiệm và các công ty bảo hiểm, những nơi mua bán quan trọng các trái phiếu chính phủ châu Âu, không cần phải trả lại các trái phiếu với vốn chủ sở hữu, không giống như món vay cho công dân hay các công ty. Các trái phiếu này được coi như “an toàn đặc biệt”- ít nhất là cho đến nay.
Tất cả đều được lợi từ hệ thống này. Thông qua các trái phiếu, các ngân hàng có được sự bảo đảm chắc chắn từ việc chính phủ phát hành trái phiếu trên các bảng cân đối thu chi và các tài sản hư cấu của họ. Và đối với các chính phủ, các ngân hàng này trở thành những khách hàng mới thường xuyên mua các trái phiếu chính phủ.
Tình trạng này tạo ra ảo tưởng “tự do từ nguy cơ” để thỏa mãn nhu cầu, ít nhất là cho đên khi thời khắc Ponzi trở lại: khi chút niềm tin cuối cùng tiêu tan và không ai mua thêm một trái phiếu nào nữa. Nếu một nhà kinh doanh vận hành công việc làm ăn theo các thức này, ông ta hay bà ta chắc chắn sẽ sớm buộc phải tuyên bố phá sản: “Các ông chủ doanh nghiệp gia đình mượn tiền để đầu tư sản xuất. Các chính phủ thường mượn tiền để tiêu dùng hàng ngày”, ông Goebel nói. Thêm vào đó, ông cho rằng: “Trong khi các doanh nhân chấp nhận rủi ro và trách nhiệm pháp lý với công ty của mình, thì trong trường hợp nhà nước, hầu như người gánh vác trách nhiệm đó luôn là các thế hệ đời sau”.
Bởi vậy, nợ luôn là con dao hai lưỡi. Khi nó được sử dụng cẩn trọng và đúng mực, nó sẽ thúc đẩy sự phồn vinh. “Tuy nhiên, khi nó được sử dụng bất cẩn và quá độ, kết quả có thể là sự phá hủy,” các chuyên gia kinh tế tại BIS cảnh báo trong nghiên cứu của mình. Thế giới ngày nay đang biến thành một hành tinh Ponzi.
(Còn tiếp)
Thu Trang (dịch Spiegel)
nhân dân
|