Thứ Ba, 03/01/2012 09:02

Đẩy nhanh thủ tục đăng ký lại và rút vốn Vinashin

Theo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), sau một năm thực hiện tái cơ cấu, Vinashin đã chuyển nhượng, sáp nhập, giải thể, chuyển về đơn vị khác 54 doanh nghiệp và chuyển quyền chủ sở hữu, đại diện vốn tại 10 đơn vị trong tổng số 216 đơn vị Vinashin không giữ lại trong mô hình tập đoàn sau khi tái cơ cấu.

Trong số 67 doanh nghiệp Vinashin góp vốn bằng thương hiệu, đến nay, tập đoàn đã rút lại thương hiệu ở 22 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Vinashin đã giải thể được 16 công ty, chuyển nhượng phần vốn góp của tập đoàn tại 11 đơn vị, sáp nhập 5 đơn vị trực thuộc Tổng công ty, công ty vào công ty mẹ của Tổng công ty, Công ty. Ngoài ra, Vinshin cũng đã chuyển chủ sở hữu, quyền đại diện vốn 10 đơn vị và hoàn thành thủ tục bàn giao về đơn vị khác 1 đơn vị.

Vinashin cho biết sau tái cơ cấu đến nay, tập đoàn đã củng cố về cơ bản tổ chức, nhân sự của các đơn vị lớn thuộc Tập đoàn như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Nha Trang... Hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn đang dần ổn định.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ, tiền lương, tiền thưởng, tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được đảm bảo, đời sống người lao động từng bước được ổn định. Năm 2011, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Vinashin sẽ hoàn thành, hạ thủy bàn giao 74 tàu.

Tuy nhiên, theo Vinashin, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện tập đoàn còn có khó khăn trong việc chuyển nhượng vốn góp, bán doanh nghiệp do tình hình thị trường tài chính, thị trường chứng khoán đang rất xấu làm ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu của tập đoàn.

Để việc tái cơ cấu Tập đoàn đúng theo Kế hoạch đề ra, trong số doanh nghiệp mà Vinashin góp vốn bằng thương hiệu còn lại, Vinashin đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các tỉnh thành đẩy nhanh thủ tục đăng ký lại, rút vốn thương hiệu Vinashin tại các công ty sau khi có văn bản đề nghị của Vinashin.

Về các công ty Vinashin góp vốn bằng tiền và tài sản, lộ trình thoái vốn còn khó khăn hơn do các công ty này hoạt động không hiệu quả. Do vậy, Tập đoàn đang đề nghị Chính phủ cho phép hạch toán giảm vốn (từng trường hợp cụ thể) khi tiến hành thoái vốn tại các công ty đã góp bằng tiền hay tài sản của tập đoàn./.

Uông Lam

Vietnam+

Các tin tức khác

>   VNPT và Viettel: Cùng cán mốc doanh thu 120.000 tỷ đồng? (03/01/2012)

>   22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD (03/01/2012)

>   Không mở rộng thêm Khu kinh tế Vân Phong (03/01/2012)

>   Xuất khẩu thủy sản vùng ĐBSCL ước đạt 4 tỷ USD (02/01/2012)

>   Thị trường nào cho vật liệu không nung năm 2012? (02/01/2012)

>   Công nghiệp ô tô lại leo dốc (02/01/2012)

>   Tôm xuất khẩu còn nhiều rủi ro (02/01/2012)

>   Doanh nghiệp khẳng định xăng dầu đảm bảo chất lượng (02/01/2012)

>   Tập đoàn Công nghiệp cao su VN lãi 10.000 tỷ đồng năm 2011 (02/01/2012)

>   Xuất khẩu gạo 2011: Được, mất và những rủi ro (02/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật