Thứ Hai, 02/01/2012 07:53

Châu Á năm 2012: 'Chiêu' nào cho tăng trưởng kinh tế?

Sự nôn nóng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ các nước châu Á có thể sẽ mang đến những rủi ro nhất định cho nền kinh tế trong năm 2012. Các biện pháp có thể được thực hiện bao gồm việc cắt giảm lãi suất hoặc thúc đẩy chi tiêu công.

Ông Lim Su Sian, chuyên gia chiến lược tại Royal Bank of Scotland Group, Singapore cho biết, những sai lầm về mặt chính sách năm 2012 có thể gia tăng. Lý do là nền kinh tế tăng trưởng ì ạch có thể tạo áp lực giảm lãi suất cho vay ngay cả khi tỷ lệ lạm phát vẫn duy trì ở mức cao tại một số nền kinh tế. Tại Ấn Độ, ngân hàng Trung ương đã dừng tăng lãi suất trong khi tình hình lạm phát hàng tháng leo lên mức 9%.  Giá cả tại Trung Quốc cũng tăng vượt quá hạn mức 4 %/ tháng mà chính phủ đề ra trong năm nay.

Các quốc gia châu Á khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... đã quyết định giữ nguyên  hoặc giảm lãi suất để bảo vệ nền kinh tế trước cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng của châu Âu.

Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch dự báo giá cả năm 2012 tại khu vực này sẽ tiếp tục tăng trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại có xu hướng giảm.

"Ngân hàng Trung ương nhiều nước cho rằng họ phải thực hiện việc cắt giảm lãi suất nhưng hiệu quả hay không lại là chuyện hoàn toàn khác", ông Lim cho biết. "Đối với một số quốc gia, việc áp dụng các chính sách kinh tế không phải là chuyện đơn giản. Thách thức luôn đặt ra khi một mặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp, mặt khác lạm phát lại leo thang". Điều này có thể tạo ra những sai lầm trong việc đưa ra chính sách.

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã ảnh hưởng nhiều đến kinh tế các quốc gia châu Á trong đó có Hàn Quốc. Tháng 11, sản lượng công nghiệp nước này giảm 0,4 % trong khi tháng thứ 10 giảm 0,6%. Tháng 12, ngân hàng Hàn Quốc đã quyết định không tăng lãi suất trong vòng 6 tháng để thúc đẩy tăng trưởng.

Châu Á đau đầu đi tìm giải pháp tăng trưởng kinh tế trong năm 2012

Rủi ro từ lạm phát

Trong bối cảnh các nền kinh tế châu Á ngày càng phụ thuộc vào tiêu dùng nội địa do khó khăn về xuất khẩu, thì rủi ro lạm phát có thể làm suy giảm nghiêm trọng sức mua. Theo dự báo hồi tháng 9 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khối lượng thương mại toàn cầu sẽ tăng 5,8% trong năm 2012 so với 7,5% trong năm nay. Và rất có khả năng xuất khẩu tại khu vực này cũng sẽ gặp khó khăn.

Chứng khoán Châu Á giảm liên tiếp trước tình hình bất ổn của khu vực đồng euro. Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 19% trong năm nay. Mức giảm cao nhất kể từ năm 2008.

Lo ngại về tình hình châu Âu

Theo khảo sát, tình hình kinh tế tại một loạt quốc gia châu Âu khá ảm đạm. Doanh số bán lẻ Tây Ban Nha giảm trong tháng 11, thặng dư thương mại của Thụy Điển cũng giảm, triển vọng kinh doanh tại Italia cũng không mấy khả quan trong thán này, chỉ số giá tiêu dùng của Đức có thể tăng trong tháng 12 này.

Nhìn chung tại châu Âu cũng như Mỹ, các chỉ số kinh tế cũng như việc làm không có nhiều dấu hiệu tích cực.

Tốc độ tăng trưởng dự báo

Theo dự báo của ngân hàng phát triển châu Á, các nền kinh tế mới nổi Đông Á có thể tăng trưởng 7,2% vào năm 2012 trong khi tỷ lệ tăng trưởng năm 2011 là 7,5%. Fitch thì dự báo tỷ lệ lạm phát tại khu vực này sẽ là 4,9% vào năm tới.

Indonesia cắt 0,75% lãi suất cho vay trong tháng 10 và tháng 11 tới mức thấp kỷ lục mặc dù tăng trưởng kinh tế tăng hơn 6% trong quý thứ 4. Ấn Độ cũng có động thái ngừng tăng lãi suất trong tháng 12.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc tháng 12 cắt lãi suất sau khi tỷ lệ lạm phát giảm tới mức thấp nhất trong 14 tháng qua. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đề phòng trường hợp lạm phát có thể gia tăng vào năm tới, Tân Hoa Xã cho biết.

Tiền tệ suy yếu

Hầu hết các nhà hoạch định chính sách châu Á đều có ý định giảm giá đồng tiền của quốc gia mình nhằm bảo vệ ngành xuất khẩu. Đồng rupee của Ấn Độ giảm 16% sau khi đồng baht Thái Lan và đồng đô la Đài Loan giảm giá. Sri Lanka cũng giảm giá đồng tiền của mình vào tháng 10 vừa qua.

Tuy nhiên có thể nói sự bất ổn trong hệ thống tiền tệ có thể ảnh hưởng không tốt đến tài sản của quốc gia.

Giảm giá đồng tiền cũng gây áp lực lớn đối với giá cả nhập khẩu. Chính vì lý do đó, Các nhà chức trách phải cân nhắc kỹ lưỡng về tình hình lạm phát, nhu cầu nhập khẩu hay triển vọng xuất khẩu để đưa ra được những chính sách hợp lý.

Thúc đẩy chi tiêu

Chính phủ các nước châu Á đã phải chi 1 nghìn tỷ USD để thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009. Malaysia Philippines vừa công bố biện pháp kích thích nền kinh tế. Nhiều quốc gia khách cũng đang nỗ lực trong việc thúc đẩy tiêu thụ trong nước khi nhu cầu tại nước ngoài giảm mạnh.

"Trong năm 2012, có thể các chính sách tài chính sẽ được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt hơn so với chính sách tiền tệ".  Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc có thể sẽ không tập trung nhiều vào việc triển khai các biện pháp tài chính.

 Hung Ninh (Theo Bloomberg)

diễn đàn kinh tế việt nam

Các tin tức khác

>   Nhìn lại chặng đường thăng trầm của đồng euro (01/01/2012)

>   Kinh tế TG 2011: Phương Đông mới nổi, phương Tây tụt dốc (01/01/2012)

>   Tây Ban Nha công bố biện pháp cắt giảm chi tiêu (31/12/2011)

>   Mỹ đã hoãn trình đề nghị nâng mức trần nợ công (31/12/2011)

>   Tương lai châu Âu và 9 ngày cần theo dõi trong tháng 1/2012 (30/12/2011)

>   Đồng euro thấp nhất 10 năm so đồng yen (29/12/2011)

>   Trung Quốc sẽ để tỷ giá đồng NDT "linh hoạt" hơn (29/12/2011)

>   Ngân hàng châu Âu vẫn căng thẳng thanh khoản (29/12/2011)

>   Nga cắt giảm lãi suất lần đầu sau hơn 18 tháng (29/12/2011)

>   Năm xu hướng kinh tế cần chú ý trong năm 2012 (29/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật