Thứ Tư, 04/01/2012 17:54

Các công ty cho thuê tài chính gặp khó

Nhóm công ty cho thuê tài chính hiện đang gặp khó khăn vì tính đến hết tháng 6-2011, tỷ lệ nợ xấu của nhóm này đã lên tới 45,38%.

Ngày 11-7-2011, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận chấm dứt hoạt động chi nhánh Nam Sài Gòn của Công ty cho thuê tài chính II – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ALC II).

Trong một bài tham luận có chủ đề “Định dạng hệ thống Tổ chức tín dụng tại Việt Nam” gần đây, tiến sĩ Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia dẫn số liệu của cơ quan này tính đến 30-6-2011 cho biết, các công ty cho thuê tài chính có tổng tài sản 19.242 tỉ đồng nhưng đã bị âm vốn chủ sở hữu 2.174 tỉ đồng. Tỷ lệ CAR (hệ số an toàn vốn) âm 10,92% và tỷ lệ nợ xấu lên tới 45,38%.

Trong khi đó, nhóm công ty tài chính có tổng vốn chủ sở hữu 21.316 tỉ đồng, tổng tài sản 156.619 tỉ đồng, CAR 15,98% và tỷ lệ nợ xấu hơn 2%.

Tại Việt Nam đang có 18 công ty tài chính và 12 công ty cho thuê tài chính hoạt động, nhưng thống kê sơ bộ cho thấy ba công ty tài chính có chênh lệch thu chi lũy kế 10 tháng đầu năm âm và hai công ty cho thuê tài chính đang vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

“Các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính thời gian qua liên tục bị thu hẹp thị phần, còn 3,35% (đến ngày 30-6-2011) do kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ nặng”, theo ông Tuấn.

Số lượng tổ chức tín dụng cũng như chi nhánh và phòng giao dịch đã gia tăng mạnh trong 10 năm qua, cả nước có gần 130 tổ chức tín dụng (30-6-2011) với 9.665 chi nhánh và phòng giao dịch. Trong khi cạnh tranh để giành thị phần đang diễn ra khốc liệt, với sự vươn lên mạnh mẽ của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, thì thị phần huy động vốn của nhóm các công  ty tài chính và công ty cho thuê tài chính sụt giảm từ mức 3,64% năm 2008 xuống còn 0,87% thị phần toàn hệ thống.

Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần từ vị trí thứ hai năm 2010 vươn lên vị trí thứ nhất, chiếm 47,71% thị phần huy động toàn hệ thống. Thị phần huy động vốn của nhóm ngân hàng thương mại có tính chất nhà nước giảm đáng kể, giảm 5,21% so cuối năm 2010 và giảm mạnh so với mức 56,88% năm 2008 và chiếm 43,86% thị phần toàn hệ thống.

Tại thời điểm 30-6-2011, thị phần tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại có tính chất nhà nước chiếm 49,09%, giảm từ mức 58,15% năm 2008. Thị phần nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 37,78%, tăng từ mức 26,52% năm 2008. Nhóm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính liên tục bị thu hẹp thị phần, còn 3,35% do kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ.  

Báo cáo cũng cho biết, ở một số tổ chức tín dụng, nợ xấu tăng, trích lập sự phòng rủi ro chưa đầy đủ, chất lượng tài sản giảm, rủi ro tín dụng ngoài tầm kiểm soát đã gây ra hiện tượng trạng căng thẳng thanh khoản. Một số tổ chức tín dụng có mức rủi ro nhóm khách hàng có liên quan lớn xuất phát từ năng lực quản lý yếu kém, vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro.

Một diễn biến mới, NHNN gần đây cho biết sẽ thực hiện từng bước việc xếp hạng tín dụng và tiến tới công khai hóa các kết quả xếp hạng này.

Hồng Phúc

TBKTSG ONLINE

Các tin tức khác

>   Tội vạ ngân hàng đầu tư (04/01/2012)

>   Tuần 14-21/12: Lãi suất liên ngân hàng hầu hết đều tăng (04/01/2012)

>   Tổng Giám đốc mới của Techcombank chính thức nhậm chức (04/01/2012)

>   Lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng Việt Nam (04/01/2012)

>   Ngân hàng tìm cách hút tiền đồng (04/01/2012)

>   Lãi suất huy động vàng của ngân hàng hợp nhất vượt 4% (04/01/2012)

>   Ông Cao Sĩ Kiêm: Lãi suất vẫn là bài toán khó trong năm 2012 (04/01/2012)

>   Ngân hàng kết bạc cắc, mắc bạc tỷ (04/01/2012)

>   Nguyên tắc cho hệ thống ngân hàng tương lai (04/01/2012)

>   Làn sóng ngân hàng thay tướng (04/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật