> >
Thứ Sáu, 16/12/2011 06:14

Trông chờ hạ nhiệt lãi suất cho vay

Lãi suất tiền gửi luôn phải cao hơn lạm phát. Vì thế, trước mắt chỉ nên hạ lãi suất cho vay chứ không hạ lãi suất tiền gửi.

Từ đầu tháng 12 đến nay có nhiều ý kiến dự đoán việc ngân hàng sẽ hạ lãi suất. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM, cho biết tính đến ngày 13-12, NHNN chưa có một văn bản nào chính thức về việc hạ lãi suất. Cuối tuần này sẽ diễn ra hội nghị toàn ngành ngân hàng. Khi ấy sẽ có những kế hoạch triển khai năm 2012 thì mới có thông tin chính thức.

Chỉ nên hạ lãi suất cho vay

Theo TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, thuộc Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, hiện nay lạm phát vẫn chưa giảm, lãi suất cho vay cao, nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong kinh doanh. Vì thế, để cứu DN chúng ta nên hạ lãi suất cho vay xuống. Tuy nhiên, không nên hạ lãi suất tiền gửi nữa vì đây chưa phải là thời điểm thích hợp.

“Lãi suất huy động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền gửi của người dân. Không nên đá bóng vào người dân mãi bởi hạ lãi suất là ở phía các ngân hàng thương mại và NHNN. Mặt khác, hạ lãi suất tiền gửi lúc này là bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô” - ông Thành nói.

Vẫn theo ông Thành, lạm phát năm 2012 được kiềm chế xuống một con số hay không là phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng kế hoạch kiểm soát lạm phát mới chỉ được tính trên giấy tờ.

Cùng quan điểm này, GS-TS Nguyễn Thanh Tuyền, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM, cho rằng không nên hạ lãi suất tiền gửi ở thời điểm này bởi mức lãi suất huy động 14% hiện nay là hợp lý rồi. Bởi thế chỉ nên hạ lãi suất cho vay mà thôi. Nếu hạ tiếp người dân sẽ khó lòng mà chấp nhận gửi tiền.

Nếu hạ lãi suất tiền gửi người dân sẽ khó lòng mà chấp nhận gửi tiền. 

Không cào bằng giữa các ngân hàng

Nhưng muốn hạ lãi suất cho vay, theo GS Tuyền cũng nên phân khúc ra từng đối tượng cụ thể. NHNN và các ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước phải bơm tiền vào hỗ trợ những DN được vay mức lãi suất thấp chứ các ngân hàng tư nhân khó làm được điều này. Bởi đối với những ngân hàng tư, nếu rót vốn mà DN tiếp tục gặp rủi ro và thua lỗ thì sao. NHNN cũng không thể giải quyết tất cả theo mặt bằng chung được.

Tuy nhiên, ông Tuyền cho rằng với thị trường lãi suất, tốt nhất là nên để cung cầu tự quyết định. Bởi đã là thị trường thì không thể dùng biện pháp hành chính để ép. “Còn nhớ năm 2008 sau khủng hoảng, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, lãi suất huy động chỉ khoảng 8%/năm mà người dân vẫn gửi. Điều đó cho thấy nếu lạm phát giảm, nền kinh tế phát triển chắc chắn lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại các ngân hàng sẽ tự điều chỉnh theo quy luật cung cầu của thị trường. Như vậy, khi nào nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, lãi suất xuống một con số thì lãi suất tiền gửi sẽ hạ. Mà đưa lạm phát đến một con số cũng phải giữa năm 2012” - ông Tuyền nói.

Còn việc hạ lãi suất cho vay, theo ông Tuyền, phải dựa vào tương quan khoảng cách với lãi suất tiền gửi. “Theo tôi, khoảng cách hạ của lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi không nên quá 3%. Con số này mới có thể trung hòa, điều tiết được thị trường giữa tiền gửi và cho vay” - ông Tuyền nói.

Còn theo ông Thành, vẫn là vấn đề nằm ở chỗ khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay nhưng khoảng cách là 4%. Chẳng hạn hiện nay lãi suất tiền gửi 14% thì không giảm được nữa, vậy lãi suất cho vay chỉ nên là 18% mà thôi.

Lãi suất tiền gửi là gửi trong tương lai

Hiện nay chúng ta chỉ mới khống chế trần lãi suất tiền gửi 14% mà chưa khống chế trần lãi suất cho vay. Vì thế theo tôi chúng ta phải nên khống chế trần lãi suất cho vay nữa.

Nhưng theo tôi nên hạ lãi suất huy động xuống 13%. Với mức lãi suất tiền gửi 13% nhưng người dân đang gửi tiết kiệm cho tương lai một tháng, ba tháng, sáu tháng, một năm tới. Mà trong thời gian đó lạm phát kỳ vọng sẽ được kéo giảm xuống 10%. Vậy với 13% này người dân hoàn toàn có thể gửi. Diễn biến lạm phát theo xu hướng giảm tiếp thì sang khoảng tháng 2, tháng 3-2012, chúng ta có thể hạ tiếp xuống 12%. Bên cạnh hạ lãi suất tiền gửi thì hạ lãi suất cho vay xuống vùng 15%-16% để cứu DN.

PGS-TS Nguyễn Văn Trình, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM

Lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát

Thông thường lãi suất tiền gửi bao giờ cũng phải cao hơn lạm phát. Trong khi đó lạm phát hiện nay lại cao hơn lãi suất tiền gửi. Vì thế nếu hạ lãi suất tiền gửi nữa e rằng người dân không muốn gửi. Tuy nhiên, những thông tin về hạ lãi suất vẫn mới chỉ là kế hoạch. Bởi thế bao giờ chúng ta kéo lạm phát xuống thì lãi suất sẽ giảm được. Lúc ấy người gửi tiền cũng dễ dàng chấp nhận khi lãi suất tiền gửi giảm.

Riêng với lãi suất cho vay, nếu hạ xuống thấp chưa hẳn ngân hàng đã chấp nhận được, bởi họ còn phải tính nhiều chi phí khác nữa. Ngân hàng cũng là một DN kinh doanh tiền tệ. Bởi vậy tất cả phụ thuộc vào việc phải kéo giảm lạm phát.

TS Đinh Sơn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM

Yên Trang

Pháp luật TPHCM


>   Lãi suất cho vay có lúc giảm còn 13.5% (15/12/2011)

>   Ngành Ngân hàng tiếp cận chuẩn thế giới về công bố thông tin (15/12/2011)

>   BIDV giảm lãi suất cho vay xuất khẩu còn 14.5% (15/12/2011)

>   Tái cấu trúc ngân hàng: Không dễ giải quyết (15/12/2011)

>   Hạn mức tín dụng 2012: Phân định sức khỏe ngân hàng (15/12/2011)

>   Ngân hàng đánh vật với giới hạn tín dụng cuối năm (15/12/2011)

>   Tỷ giá USD thực trong ngân hàng lên 21.400 đồng (15/12/2011)

>   Hạ áp lực tỉ giá (14/12/2011)

>   Can cớ gì chỉ bảo hiểm tiền gửi VND? (14/12/2011)

>   Việt Nam tụt 4 bậc xếp hạng thị trường tài chính toàn cầu (14/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật