> >
Thứ Năm, 15/12/2011 17:37

Ngành Ngân hàng tiếp cận chuẩn thế giới về công bố thông tin

Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tích cực áp dụng hệ thống quản trị ngân hàng theo những chuẩn mực quốc tế. Việc ban hành Thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin của NHNN ngày 11/11 là một bước tiến quan trọng hướng tới mục tiêu này.

Ông Sameer Goyal. 

Đây là nhận định của ông Sameer Goyal chuyên gia tài chính cao cấp, Điều phối viên về tài chính và phát triển khu vực tư nhân ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB).

Thông tư 35 quy định danh mục các thông tin sẽ được công bố trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với định kỳ và thời hạn công bố cụ thể.

So với những thông tin đang công bố hiện tại, danh mục này đã bổ sung gần 20 loại thông tin về diễn biến tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó có những chỉ số cốt lõi trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia theo tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn của IMF gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó có 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực nhận tiền gửi; 12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích.

5/12 chỉ số cốt lõi sẽ được NHNN công bố gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; dư nợ của từng lĩnh vực trong tổng dư nợ; doanh thu trên tổng tài sản và doanh thu trên vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Ngay sau khi công bố các nội dung của Thông tư 35, đã có một số thông tin cho rằng việc NHNN Việt Nam quyết định công bố 5/12 chỉ số cốt lõi trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia chưa hẳn xuất phát từ nhu cầu nội tại, mà là để đáp ứng những khuyến nghị của IMF và WB.

Về vấn đề này, ông  Sameer Goyal lại khẳng định ngược lại.

Ngay từ năm 2003, NHNN đã có những văn bản yêu cầu các ngân hàng công bố thông tin về hoạt động của mình, tuy nhiên vì nhiều lý do, trong đó có hạn chế về công tác thống kê nên đã thực hiện chưa hiệu quả.

Bên cạnh đó, với thực tế Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình và đang tiếp tục hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng thì việc cởi mở hơn về mặt thông tin, hướng hoạt động của mình theo các chuẩn mực được cả thế giới thừa nhận là yêu cầu đặt ra đối với cả nền kinh tế chứ không phải chỉ là của một lĩnh vực nào. Bởi minh bạch thông tin trong giai đoạn này trở thành nhu cầu nội tại.

Trong lĩnh vực tài chính, những tiêu chuẩn như Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia của IMF có ý nghĩa rất quan trọng, được các quốc gia, các định chế tài chính lớn trên toàn thế giới thừa nhận rộng rãi, và do đó việc thực hiện tốt những chuẩn mực này chắc chắn sẽ đem lại những lợi thế rất rõ ràng, ông Sameer Goyal  khẳng định.

Theo ông Sameer Goyal, những năm gần đây, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực ngân hàng, cả về quy mô, hoạt động cũng như trình độ quản lý. Vì vậy, cái được lớn nhất khi thực hiện Thông tư 35 chính là việc công bố cho người dân, cho các nhà đầu tư, các nước đối tác nhiều thông tin hơn về hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hơn. Như vậy nhiều thông tin hơn cũng có nghĩa là khả năng cảnh báo rủi ro, nếu có, cũng sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nếu như không có hoặc rất ít thông tin được cung cấp, đa số các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đánh giá mức độ rủi ro là cao hoặc rất cao.

Một ý nghĩa rất lớn nữa mà những thông tin theo quy định của Thông tư 35 khi được công bố có thể tác động đến dư luận xã hội, đó là việc người dân hiểu một cách rõ ràng về chính sách, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước, ở đây là Chính phủ và NHNN.

Dựa trên những thông tin đã được công bố trước đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có thể dễ dàng giải thích cho người dân tại sao, xuất phát từ thực tế nào lại có những chính sách như vậy. Khi đó những quy định, chính sách mới sẽ đi vào cuộc sống một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.

Cũng từ đó, các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và cả người dân hoàn toàn có thể cùng giám sát xem chính sách của cơ quan quản lý nhà nước có đạt được mục tiêu mong muốn hay không, cần phải có những điều chỉnh như thế nào để phù hợp hơn.

Thực hiện các quy định của Thông tư 35 sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan, người dân, các bên đối tác, các nhà đầu tư và cả cơ quan quản lý nhà nước, ông Sameer Goyal nhận định.

Ông Sameer Goyal cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam vẫn cần có lộ trình để công bố nhiều hơn, tiến tới công bố đầy đủ những chỉ số trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia.

Xuân Tuyến

Chính phủ


>   BIDV giảm lãi suất cho vay xuất khẩu còn 14.5% (15/12/2011)

>   Tái cấu trúc ngân hàng: Không dễ giải quyết (15/12/2011)

>   Hạn mức tín dụng 2012: Phân định sức khỏe ngân hàng (15/12/2011)

>   Ngân hàng đánh vật với giới hạn tín dụng cuối năm (15/12/2011)

>   Tỷ giá USD thực trong ngân hàng lên 21.400 đồng (15/12/2011)

>   Hạ áp lực tỉ giá (14/12/2011)

>   Can cớ gì chỉ bảo hiểm tiền gửi VND? (14/12/2011)

>   Việt Nam tụt 4 bậc xếp hạng thị trường tài chính toàn cầu (14/12/2011)

>   Tín dụng cuối năm 2011 : Diễn biến trái chiều (14/12/2011)

>   Cần tiếp tục điều chỉnh khái niệm phi sản xuất (14/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật