Thứ Ba, 06/12/2011 22:20

Sử dụng hiệu quả vốn tài trợ để tái cơ cấu kinh tế

Bên lề Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2011 (CG 2011), phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam và Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam về việc đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ nhằm thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam.

-Thưa ông Cao Viết Sinh, ông đánh giá thế nào về việc giải ngân ODA của Việt Nam trong năm 2011, cũng như các biện pháp nhằm thu hút đầu tư cho phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tài trợ cho việc thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo?

Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cao Viết Sinh:  Năm 2011, viện trợ của các nhà tài trợ cho Việt Nam được sử dụng rất hiệu quả. Tỷ lệ giải ngân vốn các dự án ODA ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể so với các năm trước đây. Mặc dù so với yêu cầu thì chưa đạt, song trong những năm vừa qua, với sự nỗ lực của các nhà tài trợ, các tổ chức chính phủ thì vấn đề giải ngân đã đạt được mức cao nhất từ trước đến nay.

Chúng tôi đã thống nhất với các nhà tài trợ sẽ lấy năm 2012 là năm giải ngân ODA. Tổ công tác ODA Chính phủ cùng với nhóm 6 ngân hàng của các nhà tài trợ quyết tâm đẩy mạnh giải ngân ODA. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã cam kết, đưa ra những biện pháp thu hút giữa đầu tư công tư, khu vực tư nhân; trong đó ODA là một trong những nguồn vốn “mồi” để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng và chắc chắn rằng sẽ còn cao hơn rất nhiều.

-Với tư cách là Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam , xin ông cho biết, Việt Nam cần phải làm gì để tranh thủ nguồn vốn ODA và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ để thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo?

Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam, Tsuno Motonori:  Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình nhưng Nhật Bản vẫn mong muốn hỗ trợ, hợp tác nhiều hơn nữa để Việt Nam trở thành một nước có mức phát triển cao hơn. Ngoài ra, chúng tôi mong muốn Việt Nam không chỉ có sự phát triển trong nước mà còn phải phát triển mạnh so với các nước lân cận, các nước trong khu vực. Đó là một điều kiện rất tốt đối với phía Nhật Bản. Nhật Bản cam kết sẵn sàng hợp tác để cùng với Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển.

Trước bối cảnh đó, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa kỷ luật tài khóa; đẩy nhanh cải cách hành chính, hệ thống chính sách thuế... Ngoài ra, vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế cũng phải được gắn với việc phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Và đây chính là mục tiêu dài hạn của Việt Nam.

Để Việt Nam đẩy nhanh và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn vốn tài trợ nhằm tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo thì Việt Nam cần chú trọng tới mức độ ưu tiên và tập trung trong một lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, để nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa cần hệ thống chính sách trong lĩnh vực: tài chính, tiền tệ...

-Bức tranh kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn và dự đoán khó khăn hơn trong năm 2012. Bà đánh giá thế nào về những ứng xử và đối sách của Việt Nam trong thời gian vừa qua, cũng như việc tranh thủ các nguồn vốn tài trợ để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội?

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, Pratibha Mehta:  Năm 2011 là một năm rất khó khăn, Việt Nam cũng không nằm ngoài những khó khăn đó như lạm phát, giá sinh hoạt tăng cao. Chính phủ Việt Nam cho đến giờ phút này cũng đã có những ứng xử và đối sách tương đối tốt đối với vấn đề này. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã có những quyết định trong vấn đề tái cấu trúc lại nền kinh tế vĩ mô. Đây là một quyết định đúng đắn và cho đến lúc này nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, Chính phủ cần phải có những hành động mạnh, nỗ lực lớn để tái cấu trúc nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng cần phải tránh ảnh hưởng đến những đầu tư cho những dịch vụ xã hội, bảo trợ xã hội.

Việt Nam đã có những thành tựu rất đáng ngưỡng mộ trong suốt hai thập kỷ qua liên quan đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là thành thành tích rất đáng ngưỡng mộ trong vấn đề giảm nghèo. Cộng đồng quốc tế chúng tôi rất tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục thành tích đó ở một mức độ tương tự nếu như không nói là còn tốt hơn. Tuy nhiên, như tôi đã nói, tất cả những hoạt động này cần phải làm để Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu về tăng trưởng kinh tế nhưng dần sẽ xóa được những cái còn bất bình đẳng, mất cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và các dịch vụ xã hội, bảo trợ xã hội.

Viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam tập trung cả vào lĩnh vực phát triển xã hội và điều đó đã được thể hiện trong những hoạt động của các dự án trong chương trình hỗ trợ. Tuy nhiên, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể và trở thành một trong những quốc gia có thu nhập trung bình.

Do đó chúng tôi muốn những hỗ trợ bên ngoài ODA sẽ được tập trung nhiều hơn vào những cải cách về mặt chính sách, những cải cách tập trung vào dịch vụ phát triển xã hội. Từ đó có thể tác động tích cực hơn nữa đến những dịch vụ xã hội, bảo trợ xã hội, hay những nhóm dân số bị thiệt thòi, những nhóm dân tộc ít người, vùng nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng miền núi./.

Nguyễn Thắng-Thùy Dung

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Các nhà tài trợ cam kết gần 7,4 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam (06/12/2011)

>   Thủ tướng: 'Năm 2012 có thể kiểm soát lạm phát ở 9%' (06/12/2011)

>   Nhật cam kết tài trợ 1,9 tỷ USD cho Việt Nam (06/12/2011)

>   Việt Nam cam kết sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ (06/12/2011)

>   Thận trọng khi tái cơ cấu (06/12/2011)

>   GDP năm 2011 đạt 1.300 USD/người (06/12/2011)

>   Đừng buông tay lúc khó khăn (06/12/2011)

>   Cơ hội đột phá của kinh tế Việt Nam (06/12/2011)

>   Kinh tế Việt Nam 2012: “Tôi không quá bi quan” (05/12/2011)

>   Quan điểm hệ thống với tái cấu trúc nền kinh tế (05/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật