Thứ Ba, 06/12/2011 06:52

Đừng buông tay lúc khó khăn

Hai chữ “thất vọng” mà Eurocham thẳng thắn nói ra là lời nhắc nhở cho Việt Nam cần phải nỗ lực liên tục và mạnh mẽ hơn để cải thiện môi trường kinh doanh. Khi đối mặt với lạm phát và bất ổn vĩ mô thì môi trường kinh doanh cần cải thiện mạnh mẽ hơn nhưng chúng ta lại chưa thể hiện được điều đó.

Thất vọng và điểm kém cho điều hành kinh tế

Kể từ năm 2009 trở lại đây, mỗi lần công bố kết quả thu hút FDI có sự sụt giảm, một số các mục tiêu kinh tế chưa hoàn thành... tất cả các đánh giá lý giải đều có phần đổ lỗi cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, dưới một góc nhìn của một trong những cộng đồng đầu tư lớn ở Việt Nam thì còn có nhiều vấn đề khác. Lần đầu tiên, công bố Sách Trắng về môi trường kinh doanh Việt Nam, Phòng thương mại công nghiệp châu Âu (Eurocham) bày tỏ hai chữ: Thất vọng.

Ông Alain Cany, Chủ tịch Eurochamt thẳng thắn, lý do sụt giảm lòng tin của doanh nghiệp Châu Âu về môi trường kinh doannh của Việt Nam chính là các vấn đề tiếp cận tín dụng, thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng, gánh nặng thủ tục hành chính tiếp diễn.

Sự thất vọng của Eurocham cũng rất đồng điệu với cảm nhận đầy bi quan của khối các doanh nghiệp FDI về  môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, theo bản kết quả điều tra của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) mới đây.

Theo báo cáo từ Diễn đàn VBF, chỉ có 22% doanh nghiệp FDI đánh giá có sự chuyển biến ở nhiều lĩnh vực trong môi trường kinh doanh.

Đáng chú ý là có những lĩnh vực cụ thể của môi trường kinh doanh, tỷ lệ đánh giá có sự chuyển biến cải thiện ở nhóm FDI  thấp một cách đáng giật mình.

Ví dụ như chỉ có 28% doanh nghiệp FDI đánh giá có "giảm rào cản gia nhập thị trường". Hai loại thủ tục nhận được ít phiếu bầu của doanh nghiệp FDI nhất là thủ tục tiếp cận đất đai và thủ tục thuê, sa thải lao động, với tỷ lệ 6,98% doanh nghiệp FDI.

Những lĩnh vực liên quan tới thủ tục hành chính cũng tương tự, chỉ có 11,63% doanh nghiệp FDI đánh giá thủ tục xin phép xây dựng dễ dàng hơn và tiếp cận tài chính dễ hơn.

Với nút thắt về cơ sở hạ tầng lâu nay của Việt Nam, chỉ có 13,95% doanh nghiệp FDI cho rằng có tiến bộ. Ngay cả lĩnh vực thực thi pháp luật hay việc xây dựng cải cách thể chế, luật lệ theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, chỉ có 16-18% doanh nghiệp FDI nhìn nhận tích cực.

Như vậy, có tới 70-95% doanh nghiệp FDI được điều tra cảm nhận rằng, môi trường kinh doanh của Việt Nam kém cải thiện.

Có một khoảng cách khá xa nào đó về độ linh hoạt, khéo léo của việc điều hành kinh tế vĩ mô và thiết lập môi trường kinh doanh của các nhà soạn thảo chính sách với mức độ hi vọng, mong muốn của các doanh nghiệp FDI

Quả là không lạ khi nhìn lại năm 2011, các doanh nghiệp FDI đã xếp điểm là "kém và rất kém" cho lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô. Đáng chú ý hơn, năm nay, các doanh nghiệp FDI đưa ra 5 khuyến nghị thì 4 khuyến nghị đều liên quan đến chất lượng điều hành của Chính phủ.

Cụ thể là đối xử bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước,  nâng cao tính minh bạch của các văn bản luật, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, thời gian cho thủ tục thuế. Khuyến nghị thứ 5 vẫn liên quan tới nút thắt hạ tầng là cải thiện hệ thống thông tin, viễn thông, năng lượng.

Nhìn lại các khuyến nghị giải pháp của VBF, càng thấy một điều rằng, năm nào VBF cũng kiến nghị giống hệt như vậy và năm nào, các nhà đầu tư đều phàn nàn những vấn đề như cũ... như chuyện muôn thuở.

Tự đánh mất cơ hội

Có lẽ, bức tranh trên thật trái với kỳ vọng của các nhà làm chính sách ở Việt Nam khi mà cách đây 1 năm, Đề án 30 vừa kết thúc và Việt Nam trải qua chương trình hàng chục năm cải cách thủ tục hành chính.

Trước đây, giai đoạn 2006 - 2007, cộng đồng các doanh nghiệp FDI luôn đánh giá cao và tin tưởng vào sự chuyển biến môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Đó cũng là thời kỳ Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính được triển khai mạnh mẽ. Các kết quả về đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt hàng trăm giấy phép con được rầm rộ công bố.

Nhưng đến nay, xu hướng các đánh giá từ bên ngoài về chuyển biến môi trường kinh doanh đã vắng đi những lời khen ngợi và hi vọng.

Trong khi đó, có hàng loạt những chính sách vĩ mô mang tính ngắn hạn của Chính phủ như hạn chế tăng trưởng tín dụng, quyết định mang tính hành chính về xuất nhập khẩu, hạn chế kinh doanh, đầu tư....

Những chính sách trên của Chính phủ là nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng lại gây ra nhiều kiến nghị từ nhiều nhà đầu tư vì quan ngại về môi trường kinh doanh bị hạn chế.

Có một khoảng cách khá xa nào đó về độ linh hoạt, khéo léo của việc điều hành kinh tế vĩ mô và thiết lập môi trường kinh doanh của các nhà soạn thảo chính sách với mức độ hi vọng, mong muốn của các doanh nghiệp FDI! Dường như năm 2000-2011, chưa có một tiếng nói đồng thuận giữa các doanh nghiệp và nhà quản lý khi các chính sách của Việt Nam ban hành ra đã làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của cộng đồng này.

Trong khi đó, những kiến nghị về giải pháp và cam kết hứa hẹn từ hai phía, doanh nghiệp và cơ quan chức năng lại trở thành điệp khúc chưa có hồi kết.

Thật khó để làm hài lòng mọi nhóm doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế khi chính sách ban hành ra nhưng để đến mức, cả một cộng đồng lớn các doanh nghiệp châu Âu phải thốt lên, "hết kiến nhẫn, giảm lòng tin và thất vọng" thì các nhà quản lý Việt Nam cần phải nghiêm túc xem xét lại.

Trong lúc trên thế giới khủng hoảng nợ công châu Âu, Mỹ vẫn vất vả với các vấn đề của tài chính các nền kinh tế phát triển gặp khó khăn... Trong nước đối mặt với lạm phát, bất ổn vĩ mô.. Đáng lẽ, Việt Nam cần phải nỗ lực cải thiện hình ảnh và sức cạnh tranh của mình để giữ chân và thu hút FDI, cũng như tranh thủ các nguồn tài chính bên ngoài. Nhưng điều mà chúng ta thể hiện lại chưa được như mong đợi. Việt Nam vẫn còn khó khăn với lạm phát và nguy cơ bất ổn vĩ mô kéo dài cộng thêm đó là sự chậm chạp cải cách thủ tục hành chính, chậm cải thiện môi trường kinh doanh...

Thật đáng tiếc, sự chậm chạp, sự trì trệ và cả sự không linh hoạt, không khéo léo đã làm chúng ta mất điểm đúng lúc cần phải khẳng định mình.

Phạm Huyền

Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Các tin tức khác

>   Cơ hội đột phá của kinh tế Việt Nam (06/12/2011)

>   Kinh tế Việt Nam 2012: “Tôi không quá bi quan” (05/12/2011)

>   Quan điểm hệ thống với tái cấu trúc nền kinh tế (05/12/2011)

>   Lạm phát một con số: Nhiệm vụ khả thi năm 2012 (05/12/2011)

>   Điểm mặt những cú sốc kinh tế năm 2011 (05/12/2011)

>   Tái cấu trúc tập đoàn, tổng công ty: Khó xử với hội đồng thành viên (05/12/2011)

>   TPHCM chi đầu tư phát triển 204% dự toán (05/12/2011)

>   “Việt Nam sẽ tìm được nguồn tài chính khác ngoài ODA” (04/12/2011)

>   "Việt Nam cần phải cải cách kinh tế vĩ mô hơn nữa" (04/12/2011)

>   Phá sản nhiều nhưng DN vẫn muốn thắt chặt tiền tệ (03/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật