Thứ Năm, 01/12/2011 18:55

Phát hành chứng chỉ vàng: Không đơn giản!

Một trong những đề án được Ngân hàng Nhà nước đưa ra để huy động vàng trong dân là phát hành chứng chỉ vàng. Vậy chứng chỉ vàng là gì? Người dân và các Ngân hàng Thương mại được, mất gì khi chứng chỉ vàng được phát hành?

Không phải lo bảo quản vàng trong nhà, vàng được gửi có định danh, có địa chỉ cụ thể, có thể mang đi giao dịch mua bán như vàng miếng…là những ưu thế của chứng chỉ vàng. Vậy chứng chỉ vàng là gì?   

Chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm cho rằng: "Chứng chỉ vàng là một giấy chứng nhận chứng thực vàng của người dân khi họ muốn gửi vào Ngân hàng Nhà nước. Thay vì vàng, mình đưa cho họ một chứng chỉ, chứng nhận họ có một số lượng vàng. Với chứng chỉ này, họ có quyền mang ra TTCK để họ giao dịch. Ngoài ra, họ có thể đưa cho ngân hàng để thế chấp vay tiền. Đó gọi là chứng chỉ vàng".

Đối với các ngân hàng thương mại, việc phát hành chứng chỉ vàng cũng giúp huy động được một lượng vốn lớn trong bối cảnh khó khăn hiện nay.  

Ông Đỗ Minh Phú, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cho biết: "Trước hết là kênh huy động vốn, chúng ta sẽ không phải áp lực trả số vàng khi người dân có nhu cầu, mà người dân có chứng chỉ đó có thể thực hiện việc mua bán cần thiết đối với lượng vàng có đã được ghi trong chứng chỉ. Thứ 2, chúng ta có 1 lượng vàng được huy động hoàn toàn chủ động được nguồn, khi chủ động được nguồn, xét về mặt dự trữ quốc gia, đây là một lượng vàng rất lớn, khi cần sẽ có để bình ổn thị trường".

Tuy nhiên, việc phát hành chứng chỉ vàng không hề đơn giản, đặc biệt là tại thời điểm này, khi mà hàng loạt thông tin về tái cơ cấu, sát nhập các ngân hàng và tình hình thiếu thanh khoản đang gây sụt giảm mạnh mẽ niềm tin trong nhân dân. Người dân đang nghĩ đến chuyện rút tiền để mua vàng, giờ lại gửi vàng vào Ngân hàng để lấy chứng chỉ. Đây quả là một điều không dễ thay đổi. Hơn thế nữa, trong luật Bảo đảm tài sản tiền gửi, cho đến nay, cơ quan soạn thảo mới chỉ đặt vấn đề bảo hiểm tiền gửi với tiền đồng, trong khi đó, vàng cũng là một tài sản cần đảm bảo, lại chưa được nhắc đến trong Luật.    

"Một điều nữa là người dân có thói quen giao dịch vàng ở bất cứ điểm nào khi cần thiết. Khi họ có nhu cầu, có thể đến bất cứ cửa hàng vàng nào được phép kinh doanh vàng miếng, không chỉ ngày trong tuần mà còn ngày nghỉ. Nếu như tại thời điểm này, nếu triển khai chứng chỉ vàng, chúng ta phải nghĩ đến việc liệu thứ 7, Chủ nhật các ngân hàng thương mại có hoạt động", ông Đỗ Minh Phú cho biết thêm.

Phát hành chứng chỉ vàng là một trong những đề xuất được Ngân hàng nhà nước đưa ra nhằm huy động vàng trong dân. Nếu việc phát hành chứng chỉ vàng thành công, sẽ huy động được một lượng vàng lớn trong dân, biến nó thành một nguồn vốn lớn giúp phát triển sản xuất, lưu thông nền kinh tế. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề xung quanh vấn đề này đang chờ được NHNN giải quyết.

Minh Hằng

vtv

Các tin tức khác

>   Thị trường vàng: Xếp hàng mua… quả đắng! (01/12/2011)

>   Vàng tăng gần một triệu đồng (01/12/2011)

>   Vàng tiến sát 1,750 USD/oz, đồng vọt 5.5% (01/12/2011)

>   Dân lại đua bán vàng 'phi' SJC trước giờ G (30/11/2011)

>   Vàng miếng “phi SJC” được yêu cầu ngừng sản xuất (30/11/2011)

>   Giá vàng lên 45,1 triệu đồng (30/11/2011)

>   Vàng lên cao nhất trong hơn một tuần nhờ đồng USD yếu (30/11/2011)

>   Độc quyền: Lo nảy sinh 'chợ đen' vàng (30/11/2011)

>   Dự thảo nghị định quản lý kinh doanh vàng còn phải sửa nhiều (29/11/2011)

>   Sản xuất vàng miếng ngưng trệ (29/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật