Thứ Sáu, 30/12/2011 18:49

“Máy ngốn tiền” của CTCK

Năm 2011, gần 80% CTCK thua lỗ. “Đóng góp” chính vào “chiến tích” đó phải kể đến cái “máy ngốn” tiền mà nhiều CTCK đang tìm cách vứt bỏ trong năm tới.

Năm 2011: bung vỡ "ung nhọt"

Năm 2011, thanh khoản của thị trường sụt giảm nghiêm trọng, giá trị giao dịch bình quân trong năm 2011 chỉ bằng khoảng 40% mức bình quân của thị trường năm 2010; giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ đạt từ 500 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng, trong khi ở thời kỳ đỉnh điểm, giá trị giao dịch mỗi phiên có thể lên đến trên 5.000 tỷ đồng. Sự sụt giảm này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của khối CTCK.

Vụ bà Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên là Thành viên HĐQT CTCK Phương Đông (ORS) với cú lừa đảo lên đến hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường OTC mở màn cho những bê bối. Tiếp đến, CTCK SME, từng là một CTCK sở hữu hệ thống công nghệ hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, với một lượng khách hàng tương đối lớn, thì năm qua cũng rơi vào cảnh "khốn đốn".

SME nhiều lần bị nhà đầu tư khiếu nại vì tài khoản tiền gửi của họ tại Công ty "có vấn đề", không thể rút được tiền bình thường. CTCK Tràng An (TAS) cũng bị Trung tâm Lưu ký cảnh cáo vì mất khả năng thanh toán cho các giao dịch chứng khoán và TAS đã phải nhờ đến Quỹ Hỗ trợ thanh toán của VSD để không phải hủy các giao dịch của nhà đầu tư. Theo giải thích từ phía TAS thì công ty này mất khả năng thanh toán vì không quản lý chặt khâu chuyển tiền của nhà đầu tư.

Trong năm nay, nhiều CTCK rơi vào tình trạng lỗ ăn vào cả vốn chủ sở hữu. Để tồn tại trên thị trường, nhiều công ty đã quyết định cắt giảm cả nghiệp vụ môi giới, một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất của một CTCK.

Đông Dương (DDS) là CTCK đầu tiên làm việc này. Ngoài ra, dù chưa công khai, nhưng trao đổi với ĐTCK, một số lãnh đạo CTCK đang tính sẽ ưu tiên cắt nghiệp vụ tự doanh, vì đây là mảng "ngốn" khá nhiều vốn của công ty.

Nỗ lực "giữ chân" NĐT và phát triển

Khó khăn về mọi mặt, nhiều CTCK đều phải tự gồng mình để tồn tại. Theo lãnh đạo một CTCK, thị trường hiện nay là thời điểm tốt để các CTCK tập trung nâng cao hệ thống công nghệ nhằm cải thiện năng lực phục vụ nhà đầu tư. Việc "giữ chân" nhà đầu tư cũng đồng nghĩa với việc tự "cứu" chính mình. Bên cạnh đó, có những công ty tình hình hoạt động vẫn vững vàng, đầu tư dài hạn hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài.

Một trong số đó là CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS). Công ty này vừa triển khai hệ thống giao dịch DongApro và DongA Online với nhiều tính năng mới và vượt trội, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

DongA Pro là phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy tính cá nhân của nhà đầu tư nhằm thiết lập các giao diện và các tham số theo tuỳ chọn của khách hàng, cung cấp dịch vụ margin trực tuyến, quản lý tài khoản theo nhóm, đặc biệt, khách hàng có thể kiểm tra giá trị đầu tư cũng như các khoản lãi, lỗ dự kiến được tính tổng theo nhóm và tổng tất cả các nhóm.

Bên cạnh đó, giao dịch trực tuyến DongA Online cũng rất đa năng, giao diện đặt lệnh với nhiều vùng thông tin hỗ trợ, cho phép nhà đầu tư chia lệnh, sửa lệnh, đặt lệnh lô lớn. DongApro và DongA Online đặc biệt phù hợp với những người kinh doanh chứng khoán đồng thời trên nhiều tài khoản.

Sau một thời gian chuẩn bị, từ tháng 11/2011, VietinBankSc triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng mới qua Internet, bao gồm: chuyển tiền trực tuyến, ứng trước trực tuyến, bán lô lẻ trực tuyến và thực hiện quyền trực tuyến.

Tương tự, CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) vừa đưa hệ thống giao dịch VPBS Home Trading vào hoạt động. Đây là phiên bản nâng cấp của hệ thống VPBS Online Trading dành riêng cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng quản lý giao dịch trên nhiều tài khoản được ủy quyền hoặc nhóm tài khoản.

Cũng không nằm ngoài mục đích phục vụ và hỗ trợ khách hàng, trong năm qua, nhiều CTCK thực hiện giảm phí giao dịch cho nhà đầu tư khi mở tài khoản, cung cấp các dịch vụ hấp dẫn như cho vay chứng khoán…

Những nỗ lực của những CTCK trên cho thấy, không phải thành viên nào cũng chán nản, buông xuôi phó mặc theo đà suy giảm của thị trường, mà còn có nhiều CTCK đang cố gắng, vượt lên trong lúc khó khăn. Năm 2011 đang khép lại với nhiều nỗi trăn trở đối với khối CTCK. Những CTCK tích cực cùng với sự nhiệt huyết, đam mê chắc chắn sẽ phát triển ổn định và khi thị trường tươi sáng trở lại. Thị trường sẽ không phụ lòng những thành viên gắn bó và nỗ lực.

Hải Vân

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Siết tiền tệ, doanh nghiệp niêm yết nào sẽ hưởng lợi? (01/01/2012)

>   Tuần cuối năm 2011: Khối ngoại bán ròng 334 tỷ đồng trên HOSE (30/12/2011)

>   100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2011 (30/12/2011)

>   Năm 2011, HNX-Index vào top 3… giảm mạnh nhất thế giới (30/12/2011)

>   Thoái vốn “cực đoan” (30/12/2011)

>   Công ty chứng khoán ngoại: Hỏi lớn mà vẫn đáp khẽ (30/12/2011)

>   Chứng khoán hoang mang ngày cuối năm (30/12/2011)

>   Nhà đầu tư nhỏ lẻ: Hết tham lam đến than khóc (30/12/2011)

>   30/12: Bản tin 20 giờ qua (30/12/2011)

>   Khối ngoại ”bỏ tiền” gom 1.6 triệu cổ phiếu VIC 6 phiên liên tiếp (29/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật