Chủ Nhật, 01/01/2012 07:01

Góc nhìn Nhà đầu tư

Siết tiền tệ, doanh nghiệp niêm yết nào sẽ hưởng lợi?

(Vietstock) - Trong năm 2012, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết được nhận định là rất khó khăn trong bối cảnh Nhà nước tiếp tục chủ trương thắt chặt tài chính, tiền tệ.

Cơ hội chỉ hiện diện ở khoảng 10% doanh nghiệp niêm yết, chủ yếu tập trung vào các công ty hưởng lợi từ lãi suất và các công ty nhập khẩu.

Nhìn tổng thể về rủi ro cũng như cơ hội trong năm mới, trước tiên có thể phân chia các doanh nghiệp niêm yết thành ba dạng: Doanh nghiệp nhiều rủi ro, doanh nghiệp ít rủi ro và doanh nghiệp có cơ hội.

Doanh nghiệp có nhiều rủi ro chiếm phần lớn trên thị trường với tỷ lệ khoảng 60%, rơi vào các trường hợp:

Thứ nhất, là doanh nghiệp phụ thuộc vào lãi vay, có số vay nợ ngân hàng hay nợ vay khá lớn.

Thứ hai, các doanh nghiệp có sản phẩm lệ thuộc vào đầu tư công (như xây lắp) và đầu tư xã hội (khu công nghiệp) do chính sách hạn chế đầu tư của Nhà nước sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, doanh nghiệp sản xuất điện cũng sẽ gánh chịu áp lực từ việc thắt chặt tiền tệ đi kèm với việc hạn chế tăng giá điện.

Thứ tư là doanh nghiệp mà sản phẩm có giá trị lớn, tuy nhiên người tiêu dùng lại hạn chế mua vì mức sinh lợi từ tiền gởi ngân hàng tốt hơn nhờ lãi suất cao như lĩnh vực bất động sản.

Thứ năm, các doanh nghiệp phụ trợ cho những ngành trên cũng chịu ảnh hưởng như sản xuất vật liệu xây dựng.

Thứ sáu, khi tiền từ thị trường chứng khoán có xu hướng chuyển sang kênh gửi tiết kiệm thì công ty chứng khoán sẽ chịu ảnh hưởng nhất định.

Và cuối cùng cũng phải kể đến là các tổ chức tín dụng. Lãi suất ngân hàng cao sẽ đi kèm với các rủi ro về nợ xấu.

Doanh nghiệp ít rủi ro chiếm 30% trên toàn thị trường, bao gồm:

Một là doanh nghiệp vay nợ ít, có chi phí lãi vay thấp.

Hai là doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng thiết yếu: bánh kẹo, đường sữa, thực phẩm, dược phẩm ….

Ba là doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu như thủy sản, cao su tự nhiên … . Những doanh nghiệp ngày ít chịu ảnh hưởng bởi thắt chặt chi tiêu trong nước.

Bốn là doanh nghiệp bảo hiểm.

Năm là doanh nghiệp ngành dầu khí (chỉ tính mảng khai thác và phục vụ khai thác dầu khí, không kể các đơn vị xây dựng và bất động sản).

Như vậy, cơ hội chỉ hiện hữu ở 10% doanh nghiệp còn lại.

Đó chính là những doanh nghiệp có tiền gởi ngân hàng nhiều, hưởng lợi từ lãi suất cao như ngành cao su tự nhiên, khai thác và dịch vụ dầu khí, bảo hiểm; và các doanh nghiệp nhập khẩu như dược phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên nhân do chính sách neo tỷ giá của thắt chặt tiền tệ giúp hàng nhập khẩu có giá thành hạ hơn sản xuất trong nước với chi phí vốn dài ngày.

Về tổng thể, chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến thu hẹp, đình đốn, thậm chí khủng hoảng sản xuất kinh doanh, nhất là đối với nền kinh tế dựa quá nhiều vào vốn vay ngân hàng như nước ta.

Dù vậy, trên đây chỉ là những khái niệm chung. Còn trên thực tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như giá trị cổ phiếu của từng doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khác như tình hình quản trị, năng suất và chất lượng sản phẩm, thương hiệu …

Sông Ray

Các tin tức khác

>   Tuần cuối năm 2011: Khối ngoại bán ròng 334 tỷ đồng trên HOSE (30/12/2011)

>   100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2011 (30/12/2011)

>   Năm 2011, HNX-Index vào top 3… giảm mạnh nhất thế giới (30/12/2011)

>   Thoái vốn “cực đoan” (30/12/2011)

>   Công ty chứng khoán ngoại: Hỏi lớn mà vẫn đáp khẽ (30/12/2011)

>   Chứng khoán hoang mang ngày cuối năm (30/12/2011)

>   Nhà đầu tư nhỏ lẻ: Hết tham lam đến than khóc (30/12/2011)

>   30/12: Bản tin 20 giờ qua (30/12/2011)

>   Khối ngoại ”bỏ tiền” gom 1.6 triệu cổ phiếu VIC 6 phiên liên tiếp (29/12/2011)

>   Vốn ngoại ở lại TTCK Việt Nam (29/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật