Thứ Bảy, 10/12/2011 16:24

Doanh nghiệp và những thách thức trong năm 2012

TS Lê Đăng Doanh

(Vietstock) - Trước những khó khăn và thử thách, doanh nghiệp vẫn có thể chớp lấy cơ hội từ làn sóng đầu tư ngoại trong năm 2012. Bênh cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn lối đi trong bối cảnh đám mây khủng hoảng Châu Âu bao phủ.

* TS.Trần Du Lịch: Cần “làm ấm” TTCK và BĐS ngay trong 2012

Đó là nhận định của TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế bên lề hội thảo "Kịch bản kinh tế Việt Nam 2012 - Đâu là cơ hội?" diễn ra sáng ngày 09/12/2011 do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức.

Theo Tiến sĩ Doanh, kịch bản của nền kinh tế Việt Nam 2012 phụ thuộc rất nhiều vào việc thực thi ba ưu tiên tái cấu trúc nền kinh tế. Ngoài ra, ông Doanh muốn bổ sung thêm yêu cầu cải cách Chính phủ và cải cách cách quản lý – điều hành của Chính phủ. Ba lĩnh vực tái cấu trúc rất quan trọng, thứ nhất là nâng cao hiệu quả của đầu tư công để tạo ra tăng trưởng cao hơn với mức đầu tư ít hơn. Thứ hai, tái cấu trúc Ngân hàng (NH) để có được hệ thống NH lành mạnh và ổn định hơn. Và cuối cùng là tái cấu trúc DNNN, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân có nhiều khả năng tham gia vào đầu tư và có nguồn tín dụng lớn hơn.

Nói về kịch bản 2012, ông Doanh cho rằng cơ hội lớn nhất là khả năng phải giảm lạm phát. Nếu lạm phát không giảm thì rất khó có thể giảm lãi suất ngân hàng. Bởi vì giảm lãi suất huy động thì lãi suất âm và người dân sẽ tìm cách đưa tiền qua các kênh khác. Điều đó đe dọa sự lành mạnh và sự ổn định của ngân hàng. Ông dự đoán lạm phát sẽ không thể giảm được ngay mà giảm từ từ. Nếu lạm phát giảm được dưới 2 con số (khoảng 9%) thì lãi suất có thể giảm xuống 11%. Doanh nghiệp cần có kịch bản từng bước và cần phải hết sức tỉnh táo để điều chỉnh. Trong tình hình này thì các doanh nghiệp cần phải làm theo chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đánh nhỏ thắng nhỏ, đánh chắc thắng chắc, đánh nhanh thắng gọn, tránh rủi ro tỷ giá, lạm phát, thu hồi vốn nhanh rồi mới có phi vụ mới. Điều đó phù hợp với kịch bản, chiến lược phát triển lâu dài. Cho nên các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển, đồng thời cũng phải có chiến lược rút lui, cần có chiến lược tăng sản phẩm nhưng cũng phải có chiến lược giảm tối đa các chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đối với các doanh nghiệp trên TTCK, ông Doanh cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đang nhìn vào tình hình Việt Nam như một cơ hội. Bởi vì giá các cổ phiếu quá thấp, rất nhiều doanh nghiệp phải bán tháo và kêu gọi đầu tư. Vì vậy, luật pháp phải kiểm soát để tránh việc họ thâu tóm ồ ạt các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN). Về phía doanh nghiệp, có nhà đầu tư ngoại, có nguồn vốn rẻ hơn khi lãi suất tăng cao cũng chính là cơ hội. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lành mạnh hóa quản lý, biến công ty một chủ sở thành công ty có vốn đại chúng. "Đấy cũng là hướng tích cực để xã hội hóa hệ thống sở hữu của chúng ta", ông nhấn mạnh.

Riêng các doanh nghiệp xuất khẩu, TS Doanh cũng chia sẻ những nhận định về ảnh hưởng của khủng nợ châu Âu đến hoạt động xuất khẩu. Ông bày tỏ quan điểm rằng ngày càng nhiều người chạy trốn khỏi đồng Euro và gây sức ép rất nhiều lên các NH. Việc các chính khách muốn duy trì đồng Euro là một diễn biến mà các nhà dự báo nói là 50:50. Cho nên ông dự báo tình hình rất là bấp bênh.

Trong bối cảnh đó, tất cả các nước bị nợ sẽ phải giảm nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên,  trong gói hàng xuất khẩu của nước ta, những mặt hàng tiêu dùng lâu bền như đồ gỗ, các sản phẩm điện tử, tiêu dùng chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Còn các mặt hàng khác là mặt hàng tiêu dùng thiết thân của châu Âu như gạo, giày dép, may mặc... là những sản phẩm không thể từ chối được. Ông Doanh tin rằng, "cơ hội xuất khẩu có giảm sút nhưng không phải đi đến bế tắc. Dẫu sao thì các DNVN cũng phải chuẩn bị và tích cực hành động để tìm các thị trường thay thế trước khi xu thế có thể giảm sút của thị trường châu Âu".

Bội Mẫn ghi

Các tin tức khác

>   'Nợ của EVN vượt ngưỡng an toàn' (10/12/2011)

>   Xuất khẩu gặp khó ở EU (10/12/2011)

>   PVN bán thiếu khí cho EVN: Lo lợi ích cục bộ (10/12/2011)

>   Bộ Tài chính yêu cầu giải trình tăng giá sữa (10/12/2011)

>   Thưởng Tết, ai thấp ai cao? (10/12/2011)

>   Có hiện tượng bán phá giá thép (09/12/2011)

>   Yêu cầu DN sữa giải trình việc tăng giá (09/12/2011)

>   Thị trường ôtô: 20 ngày bùng nổ? (09/12/2011)

>   Kim ngạch thương mại Việt-Thái đạt hơn 7 tỷ USD (09/12/2011)

>   Tạm dừng lập mới tập đoàn nhà nước? (09/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật