Thứ Tư, 28/12/2011 15:21

Doanh nghiệp hủy bỏ niêm yết: Mất nhiều hơn được

Việc rút lui hay tham gia TTCK là quyền của DN, nhưng theo một số chuyên gia, DN cần phải suy tính kỹ trước khi ra quyết định bởi nếu hủy niêm yết DN sẽ mất nhiều hơn được.

Đầu năm 2011, giới đầu tư đều có cái nhìn rất lạc quan về TTCK, thậm chí nếu theo phân tích kỹ thuật, một số chuyên gia còn dự báo trong năm nay chỉ số Vn- Index có thể đạt đến ngưỡng 650 điểm. Tuy nhiên, những diễn biến trong thời gian qua cho thấy TTCK vẫn trái ngược với những kỳ vọng.

Lũ lượt... rời sàn

Ngày 06/12/2011, Sở GDCK TP Hồ Chí Minh đã có quyết định về việc hủy niêm yết cổ phiếu của Cty cổ phần Xây dựng Công nghiệp – Descon (DCC). Theo đó, từ ngày 15/12/2011, cổ phiếu DCC bị hủy niêm yết tại sàn này với 10.300.000 cổ phiếu tương đương 103.000.000.000 đồng. Trước khi có quyết định của cơ quan quản lý, DN này đã gửi thư cho cổ đông xin ý kiến việc hủy niêm yết cổ phiếu đang giao dịch tại HoSE. Động thái trương tự cũng xảy ra ở trường hợp Cty CP nước giải khát Sài Gòn – Tribeco (TRI). Trung tuần tháng 11/2011, TRI cũng thông báo tờ trình xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc hủy niêm yết tự nguyện để hủy toàn bộ 27.548.360 cổ phiếu đang lưu hành, tương đương trị giá tính theo mệnh giá là 275.483.560.000 đồng.

Ngoài hai đơn vị vừa nêu trên, trong năm 2011, TTCK cũng liên tiếp chứng kiến sự ra đi của hàng loạt đơn vị khác theo hình thức tự nguyện như S27 (Cty CP Sông Đà 27), Cty CP Thủy điện Thác Bà (TBC), Cty CP Cáp Sài Gòn (CSG)... Ngoài ra, còn có 5 mã chứng khoán công khai quyết định xin hủy niêm yết, bao gồm: MKP (Cty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar), IFS (Cty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế), SGT (Cty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn), SQC (Cty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn) và V11 (Cty Cổ phần Xây dựng số 11),...

Trong số những DN xin lui, không chỉ những DN mới niêm yết khoảng hơn 1 năm, mà có cả DN đã niêm yết được chục năm, kể từ khi TTCK mới đi vào hoạt động. Nguyên nhân rời sàn của các DN đều chung chung là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế VN khiến TTCK rơi vào đợt suy giảm kéo dài, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, trong đó tín dụng cho chứng khoán bị siết mạnh khiến dòng tiền đổ vào thị trường bị hạn chế, áp lực từ cổ đông, yêu cầu minh bạch hóa nhiều thông tin sản xuất kinh doanh định kỳ. Và quan trọng là sức hút lớn nhất của việc lên sàn là huy động vốn đã không còn do giá cổ phiếu sụt giảm mạnh và thanh khoản thấp,...

Trường hợp hủy niêm yết của TRI là một ví dụ. Chính thức giao dịch trên HoSE vào cuối tháng 12/2001 với ngành nghề kinh doanh chính là chế biến thực phẩm, sản xuất sữa đậu nành, nước ép trái cây và nước giải khát các loại, hoạt động kinh doanh của TRI những năm đầu sau khi lên sàn khá tốt. Nhưng từ quý IV/2008, TRI liên tiếp lâm vào cảnh thua lỗ. Đỉnh điểm là năm 2008 với khoản lỗ 145 tỉ đồng và 3 quý đầu năm 2011, khoản lỗ đã lên hơn 262 tỉ đồng. Sau 3 năm tròn lỗ ròng, cuối cùng Cty nước giải khát Sài Gòn (TRI) cũng tự nguyện xin Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) được hủy niêm yết (TRI từng bị HoSE tạm ngừng giao dịch từ ngày 25/3/2010 đến 22/6/2010). Cổ phiếu TRI hiện chỉ còn 2.000 đồng/cổ phiếu – quá thấp so với thời điểm đơn vị này bắt đầu lên sàn. (10.000 đồng/cổ phiếu thậm chí giá trên thị trường tự do lúc này vào khoảng 29.000 - 32.000 đồng).

Lợi bất cập hại

TTCK VN đang trải qua giai đoạn rất khó khăn: thiếu vốn, nhà đầu tư mất niềm tin, do tác động của suy thoái kinh tế thế giới,... Trong hoàn cảnh đó, việc các DN tự nguyện hủy niêm yết không phải là chuyện riêng của DN hay nhà đầu tư trên TTCK mà còn ảnh hưởng xấu đến cả nền kinh tế. Và câu hỏi được đặt ra là: ai là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất?

Theo nhận định của các chuyên gia, nếu hủy niêm yết thì DN là đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất. Có rất nhiều lý do để đưa ra nhận định này. Thứ nhất, hủy niêm yết cũng đồng thời với việc DN mất đi một kênh huy động vốn quan trọng phục vụ cho chiến lược phát triển của chính bản thân DN (nhất là khi TTCK khởi sắc trở lại). Thứ hai, khi hủy niêm yết, vô hình chung DN đã đánh mất hình ảnh và thương hiệu cũng như uy tín mà họ đã gây dựng trước đó trong mắt nhà đầu tư cũng như bạn hàng, đối tác. Thứ ba, hủy niêm yết đồng nghĩa DN đó sẽ là DN đại chúng giao dịch trên thị trường phi tập trung, trong khi thị trường OTC hiện nay gần như đóng băng nên việc giao dịch trên thị trường có cũng như không. Thứ bốn, sau khi hủy niêm yết con đường trở lại thị trường của DN sẽ rất khó khăn.

Ông Đỗ Minh Dương – một chuyên gia phân tích bày tỏ quan điểm việc các Cty đang niêm yết trên sàn chứng khoán rời bỏ sàn là chuyện bình thường vì đã gọi là thị trường thì có DN vào phải có DN ra. Tuy nhiên, theo ông Dương, việc hủy bỏ niêm yết sẽ mang lại cho DN rất nhiều bất lợi, nhất là về uy tín và thương hiệu của chính DN đó. Ông Dương cho biết, ở nước ngoài, DN thường rất chú trọng việc xây dựng và bảo vệ hình ảnh của mình trước công chúng đầu tư trong khi ở VN nhiều DN sẵn sàng bất chấp để đạt được mục đích của mình.

Ở góc độ nhà đầu tư, ông Nguyễn Thanh Hà – một nhà đầu tư bày tỏ bức xúc, khi thị trường lên, các DN sau khi lên sàn thi nhau phát hành cổ phiếu lấy tiền để đầu tư tài chính, buôn bất động sản, thậm chí là để gửi ngân hàng nhưng khi thị trường đi xuống thì tìm đủ mọi cách để rời sàn là điều không thể chấp nhận được, ông Hà cho biết.

Ngoài yếu tố mất đi uy tín đối với nhà đầu tư thì việc hủy niêm yết cũng gây bất lợi về sau nếu DN này có ý định quay trở lại thị trường bởi con đường sẽ rất “khó đi”. Điều này đã được ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCK Nhà nước khẳng định: “Với những DN đã hủy niêm yết nếu một thời gian sau, DN không phải niêm yết trở lại là được ngay, phải có tiêu chuẩn, điều kiện nâng cao và phải cụ thể hoá bằng văn bản”.

Nguyễn Phước

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Chợ Lớn bị phạt 70 triệu đồng (27/12/2011)

>   Đến lượt KST, TIG, VIG phải giải trình giảm sàn liên tiếp (27/12/2011)

>   HOSE sẽ hợp nhất vào HNX? (27/12/2011)

>   SVS phải giải trình giá cổ phiếu giảm sàn liên tiếp (26/12/2011)

>   Mệnh giá cổ phiếu 10.000 đồng có còn phù hợp? (25/12/2011)

>   Sự kiện DNNY tuần 26-30/12: Chốt quyền nhận cổ tức hàng loạt (26/12/2011)

>   Quỹ mở sắp mở ra nhiều sản phẩm mới  (24/12/2011)

>   Quỹ đầu tư khó tìm nơi rót vốn (23/12/2011)

>   Chứng khoán, bất động sản chật vật tìm nguồn thưởng Tết (22/12/2011)

>   PHC: Phải giải trình giá cổ phiếu giảm sàn liên tiếp (22/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật