Thứ Bảy, 12/11/2011 14:29

Tiết kiệm có hút được tiền?

Giới đầu tư khá bất ngờ và cảm thấy thú vị khi chính trang thông tin của Ngân hàng Nhà nước hôm 10-11 vừa qua đăng tải nhận định "Tiết kiệm VND đang là kênh đầu tư an toàn nhất”. Liệu kênh đầu tư này sẽ cạnh tranh hút vốn với vàng, chứng khoán, hay ngoại tệ?

Khi lãi suất huy động VND 14%/năm,nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 1,0%/tháng thì gửi tiết kiệm trở thành kênh đầu tư có lãi suất "thực dương”

Phải khẳng định rằng gửi tiết kiệm luôn là hình thức giữ tiền an toàn. An toàn được hiểu theo khía cạnh không bị mất. Trong điều kiện bình thường, gửi tiết kiệm được xem là một hình thức giữ tiền hơn là một hình thức đầu tư, trừ một số thời điểm khủng hoảng, lãi suất huy động vọt lên quanh mức 20%. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi cần đặt trong bối cảnh lạm phát, tức là tốc độ mất giá của đồng tiền.

Quan điểm nói trên có điểm đúng từ khía cạnh "giữ tiền” khi so sánh với kỳ vọng lạm phát thời gian tới: Lãi suất huy động VND đang được các ngân hàng áp dụng với mức trần 14%/năm cho các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 1,0%/tháng thì gửi tiết kiệm không chỉ là nơi "tạm trú” đối với nhiều nhà đầu tư từ lâu nay, mà còn là kênh đầu tư hiện có lãi suất "thực dương”.

Quan điểm này khá thú vị, lại trái ngược với quan điểm của Ngân hàng Nhà nước hồi tháng 8-2011 khi cho rằng "ngân hàng không phải là kênh đầu tư” và người dân có tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng giữ hộ. Không phải ngẫu nhiên khi trần lãi suất bị ép chặt về ngưỡng 14% đồng loạt, tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng lại giảm đi như trong báo cáo của Ngân hàng Nhà nước hồi tháng 9 vừa qua. Rất nhiều thông tin các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nhỏ bị người gửi rút ra hàng chục ngàn tỷ đồng.

Nhận định của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng ghi nhận rủi ro về dòng vốn ngoài hệ thống gây áp lực lên lạm phát hoặc chạy vào các kênh đầu tư khác sinh lời cao hơn. Mặc dù vẫn có bộ phận người dân gửi tiền ở ngân hàng, nhưng đó là dòng vốn đúng tính chất là tiết kiệm, cất giữ, chứ không phải là mục đích đầu tư.

Thị trường vàng liên tục nổi sóng gần đây, lượng vàng bán bình ổn được mua cực lớn chứng tỏ dòng vốn nhàn rỗi ngoài ngân hàng đang tìm đến chỗ cất giữ tiền mới đi kèm với cơ hội đầu tư. Thị trường chứng khoán nguội lạnh hai tháng nay được xem là do dòng vốn thoát ra đứng ngoài thị trường.

Về lý thuyết, phần lớn dòng vốn này trở nên "nhàn rỗi” và rất có thể sẽ quay trở lại hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên "tính chất đầu tư” của dòng vốn này lớn hơn "tính chất tiết kiệm”, nên cũng không phải là dòng vốn vào bền vững cho hệ thống ngân hàng. Đối với dòng vốn nhàn rỗi ngắn hạn này, một khả năng rất cao là chỉ gửi tạm trong ngân hàng với kỳ hạn ngắn, có thể là 1 tháng hoặc hơn, tùy theo đánh giá của nhà đầu tư về cơ hội trên thị trường. Ngay cả với người gửi thông thường, dự đoán về lạm phát thời gian tới rất khó khăn và kỳ hạn gửi cũng khó có thể kéo dài.

Trọng Nghĩa

ĐẠI ĐOÀN KẾT

Các tin tức khác

>   Lãi suất huy động vàng lập đỉnh mới (12/11/2011)

>   Ngân hàng chưa sòng phẳng với nợ xấu (11/11/2011)

>   Tái cơ cấu Agribank, xác định nhu cầu vốn điều lệ NHTM Nhà nước  (11/11/2011)

>   VietinBank phát hành Kỳ phiếu ghi danh đợt 3/2011 (11/11/2011)

>   Lãi suất liên ngân hàng giảm, doanh số tăng vọt 63% (11/11/2011)

>   Sốt tỷ giá ngân hàng đang hạ nhiệt (11/11/2011)

>   Tháng 10: Tổng huy động vốn ngân hàng ước giảm 0.74% (11/11/2011)

>   Tín dụng đen tìm mua nợ xấu ngân hàng (11/11/2011)

>   Khó khăn của hệ thống ngân hàng không phải do WTO (11/11/2011)

>   Ông Bùi Kiến Thành: Lãi suất hợp lý của DN nên dưới 10% (11/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật