Thứ Năm, 24/11/2011 10:37

“Ông lớn” ngại nhả ngân hàng

Hơn 10.000 tỷ đồng đã được các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng trong năm 2010. Tuy nhiên, việc thoái vốn khỏi lĩnh vực này theo chỉ đạo của Chính phủ đang diễn ra rất chậm.

Báo cáo của Bộ Tài chính vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội cho thấy, tính đến cuối năm 2010, các tập đoàn, DNNN đầu tư hơn 10.128 tỷ đồng vào lĩnh vực ngân hàng, vượt trội so với những lĩnh vực khác. Những năm trước đó, vốn mà các tập đoàn, DNNN đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng cũng rất lớn, như năm 2007: 7.977 tỷ đồng, năm 2008: 11.427 tỷ đồng, năm 2009: 8.734 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, một số DNNN cũng đã thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành khỏi lĩnh vực ngân hàng, song kết quả thực hiện không đạt mục tiêu đề ra. Lý do là, hầu hết các “ông lớn” nắm cổ phần ngân hàng đều khá e dè với việc thoái vốn đầu tư khỏi lĩnh vực này.

Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH một thành viên Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết: “Việc thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng cần có lộ trình, không thể ‘vừa cưới xong đã bỏ’. Chúng tôi đang đợi ý kiến chỉ đạo cụ thể của Chính phủ, Quốc hội về kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành của Tập đoàn”.

Được biết, Vinacomin hiện còn khoảng 300 tỷ đồng đầu tư tại Ngân hàng SHB, Công ty cổ phần Chứng khoán SHS, Công ty cổ phần Bảo hiểm SHB- Vinacomin…

Chung ý kiến này, ông Trịnh Công Loan, Trưởng ban Kiểm soát Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) cũng cho rằng, không nên vội vã ép các tập đoàn, DNNN thoái vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, mà phải có lộ trình cụ thể, nhằm tránh sự đổ vỡ.

Không bình luận về chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành, song một đại diện của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, không phải cứ đầu tư vào ngân hàng là đầu tư ngoài ngành. Đơn cử, Petrolimex đang đầu tư vào một ngân hàng liên doanh với Ấn Độ, nhưng mục đích của việc đầu tư này là hỗ trợ ngành kinh doanh chính, đó là nhập khẩu xăng dầu. Hiện ngân hàng này cũng đang sinh lãi rất tốt.

Trước những ý kiến “phản pháo” của doanh nghiệp, ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia cho rằng, chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, DNNN là rất đúng đắn. Thực tế, vào thời điểm chứng khoán, bất động sản, ngân hàng “phất” thì một số DNNN lãi nhiều từ các hoạt động này. Tuy nhiên, hiện nay, các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành, nhất là các lĩnh vực như tài chính và bất động sản, đang trở thành gánh nặng của DNNN. Dĩ nhiên, việc thoái vốn nhà nước thời điểm này có thể gây lỗ vốn nhà nước, song chấp nhận lỗ hơn là để lỗ kéo dài. “Đôi khi phải chấp nhận trả giá để quá trình tái cấu trúc diễn ra đúng lộ trình, để thực hiện được mục tiêu mong muốn”, ông Trần Hoàng Ngân khuyến cáo.

Trong khi đó, theo TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thoái vốn đầu tư ngoài ngành cần xem xét từng trường hợp cụ thể, song tinh thần chung là khi kinh tế càng khó khăn, thì càng phải tận dụng cơ hội để sắp xếp lại các DNNN.

Hà Tâm

đầu tư

Các tin tức khác

>   An toàn tài khoản và vấn đề quản trị rủi ro  (23/11/2011)

>   Điểm mặt các CTCK có đối tác ngoại (23/11/2011)

>   Hủy niêm yết đe dọa thị trường (23/11/2011)

>   PFI khởi kiện Chứng khoán phố Wall đòi nợ 100 tỷ đồng (23/11/2011)

>   Tại sao chứng khoán bị hắt hủi? (22/11/2011)

>   Doanh nghiệp bắt đầu chê thị trường chứng khoán (22/11/2011)

>   SeASecurities khuyến mại nhân dịp chuyển trụ sở (21/11/2011)

>   Công ty chứng khoán nhỏ: Gian nan tìm một con đường (21/11/2011)

>   Tái cấu trúc TTCK: Trọng tâm là ở công ty chứng khoán (21/11/2011)

>   ‘Đại phẫu’ công ty CK: Ngòi nổ vẫn chưa được tháo? (20/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật