Thứ Bảy, 19/11/2011 14:52

Nghịch lý đầu tư, nhìn từ các khu kinh tế

Mục tiêu phát triển khu kinh tế rất lớn trong khi nguồn lực hữu hạn chỉ là một nghịch lý được  nhiều ý kiến  nêu ra tại Hội thảo “Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng,  những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam” tổ chức sáng nay (19/11) tại Hải Phòng.

Với sự tham dự của nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý, hội thảo không chỉ đưa đến cái nhìn tổng thể về trực trạng mà còn đề xuất nhiều giải pháp để đổi mới, phát triển các khu kinh tế.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Mai Xuân Hùng, trong phát biểu đề dẫn cho biết, kể từ khi khu kinh tế mở đầu tiên là Chu Lai được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003, đến nay đã có 15 khu kinh tế được quy hoạch, hình thành và phát triển. Đồng thời cũng đã xây dựng, phát triển 28 khu kinh tế của khẩu trên toàn quốc.

Được cho là đã góp phần thúc đẩy sự phát triển chung, song cũng không ít  ý kiến cho rằng việc xây dựng và hoàn thiện quá nhiều khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu như hiện nay đang trở thành gánh nặng cho ngân sách.

Quy mô diện tích khu kinh tế lớn gấp 10 lần khu công nghiệp nhưng đóng góp nguồn thu ngân sách chưa nhiều, hàng năm chỉ khoảng 600 triệu USD, ông Hùng cho biết.

Còn theo ông Vũ Thành Tự Anh thì mục tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng các khu kinh tế ở ở Việt Nam là để thử nghiệm các mô hình, thể chế, và chính sách mới nhằm tạo ra các động lực phát triển có tính đột phá, nhờ đó đem lại sức sống mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, và đẩy mạnh xuất khẩu cho toàn nền kinh tế song hầu như rất khó thực hiện. Điển như hình khu kinh tế được thành lập đầu tiên là Chu Lai,  không có chính sách mới, khai thác để giao thương cũng chưa đáng kể, chưa là động lực phát triển của miền trung.

Theo phân tích của nhiều ý kiến thì  hầu hết các khu kinh tế ven biển được thành lập ở những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thậm chí đặc biệt khó khăn, nên rất khó có thể đạt được mục tiêu thúc đẩy kinh tế và tỷ lệ lấp đầy rất thấp.

Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nhận xét, Việt Nam chưa có một đặc khu kinh tế thực sự nào mà về cơ bản chỉ là những khu công nghiệp. Trong khi vốn đầu tư nước ngoài không dạt mục tiêu lại gây lãng phí về đất đai và hiệu quả đầu tư thấp.

Vì vậy, xây dựng cơ chế phân bổ nguồn lực hợp lý cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trong mối quan hệ khăng khít với tái cấu trúc đầu tư, nhất là đầu tư công là một trong những yêu cầu được đặt ra tại hội thảo.

Từ Nguyên

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Ông Đặng Thành Tâm: “Con nuôi không thể như con đẻ” (19/11/2011)

>   Cương quyết chống độc quyền về giá (19/11/2011)

>   “Các nước châu Âu rất mong đầu tư vào Việt Nam” (18/11/2011)

>   Dự báo CPI Hà Nội tháng Tết tăng từ 0,5%-0,7% (18/11/2011)

>   Không nên ồ ạt thoái vốn đầu tư ngoài ngành (18/11/2011)

>   "Trảm" nhà thầu: lời cảnh báo từ siết chặt đầu tư (18/11/2011)

>   Standard Chartered dự báo lạm phát 11,3% năm 2012 (17/11/2011)

>   VN có thể “hút” vốn đầu tư của các “đế chế” kinh tế? (17/11/2011)

>   Ai cấp phép đầu tư sân golf trong sân bay? (17/11/2011)

>   Tập đoàn đa ngành Nhật Bản tiến vào thị trường VN (17/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật