Thứ Tư, 16/11/2011 09:26

Kinh tế, tài chính 24h: Tăng trưởng nhưng vẫn lo suy thoái

(Vietstock) – Dù GDP của Eurozone nói chung và của Đức và Pháp nói riêng tăng trưởng trong quý 3 nhưng khu vực này vẫn canh cánh nỗi lo suy thoái trong bối cảnh khủng hoảng nợ tiếp tục leo thang. Lợi suất trái phiếu Chính phủ các nước Eurozone đồng loạt tăng vọt.

* Dầu vượt 99 USD/thùng lên cao nhất từ tháng 7

* Vàng trồi sụt suốt phiên và nhích nhẹ qua mốc 1,780 USD/oz

* Chứng khoán Mỹ tăng nhờ tiến triển tại Ý và thông tin kinh tế tốt

OECD: Tất cả các nền kinh tế lớn đều sẽ giảm tốc

Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo không nền kinh tế lớn nào có thể tránh được sự giảm tốc khi chỉ báo kinh tế hàng đầu (CLI) của các quốc gia thành viên giảm tháng thứ 7 liên tiếp từ mức 100.9 điểm trong tháng 8 xuống 100.4 điểm trong tháng 9, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2009.

Chỉ số sản xuất bang New York tăng lần đầu tiên trong 5 tháng

Chỉ số sản xuất bang New York tăng lên 0.6% trong tháng 11 từ mức -8.5 trong tháng trước, khả quan hơn dự báo tăng lên -0.8 của các nhà kinh tế. Đây là lần đầu tiên trong 5 tháng, chỉ số này tăng trở lại, dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất tại New York đã mở rộng trong tháng 11.

Doanh số bán lẻ tăng tháng thứ hai liên tiếp

Doanh số bán lẻ tăng tăng 0.5% trong tháng 10, cao hơn so với dự báo tăng 0.4% nhưng thấp hơn mức 1.1% trong tháng trước. Trừ mặt hàng ô tô, doanh số bán lẻ tháng 10 tăng 0.6%, cao hơn nhiều so với dự báo tăng 0.1%. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán lẻ tăng 7.2%.

PPI tháng 10 giảm mạnh nhất trong 22 tháng

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 10 giảm 0.3% do giá xăng giảm mạnh 1.4%. PPI cơ bản không đổi, thấp hơn dự báo tăng 0.1% của các nhà kinh tế. So với cùng kỳ năm ngoái, PPI tăng 5.9%, PPI cơ bản tăng 2.8%.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Eurozone tăng vọt

Theo số liệu của Tổ chức Nghiên cứu FactSet, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ý tăng vọt 0.43% lên 7.01%. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha tăng 0.17% lên 6.25%, của Pháp tăng 0.15% lên 3.58% và của Bỉ tăng 0.19% lên 4.79%.

Kinh tế Eurozone tăng trưởng trong quý 3 nhưng vẫn lo suy thoái

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 tăng trưởng 0.2% so với quý trước, bằng với mức tăng trong quý 2 và tăng 1.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, các nhà kinh tế vẫn lo sợ rằng cuộc khủng hoảng nợ kéo dài có thể sớm đẩy nền kinh tế khu vực vào suy thoái.

Kinh tế Đức tăng trưởng 0.5% trong quý 3

Cơ quan Thống kê Đức thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 tăng trưởng 0.5% so với quý trước và 2.5% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh bắt đầu vào đầu năm nay. Tăng trưởng GDP quý 2 cũng được điều chỉnh từ tăng 0.1% lên tăng 0.3% so với quý 1 và 3% so với cùng kỳ 2010.

Niềm tin nhà đầu tư Đức giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm do nỗi lo suy thoái

Chỉ số niềm tin của các nhà đầu tư và giới phân tích giảm từ -48.3 điểm trong tháng 10 xuống -55.2 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2008 và xấu hơn so với dự báo giảm xuống 52.5 điểm của các nhà kinh tế.

GDP Pháp tăng trưởng trở lại trong quý 3

Cơ quan Thống kê Pháp (INSEE) thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 của nước này tăng 0.4%, trái với mức giảm 0.1% trong quý 2.

Vòng quanh các thị trường

Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 15/11:

Nguồn: VietstockFinance

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 2.04% xuống 2.03%.

Trên thị trường Mỹ, đồng USD tăng so với đồng EUR và bảng Anh nhưng giảm so với đồng JPY.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York tăng 3.80 USD/oz (0.2%) lên 1,782.20 USD/oz.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 trên sàn NYMEX tăng 1.23 USD/thùng (1.3%) lên 99.37 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 26/07.

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 16/11:

Nhật Bản

- 10h30: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) công bố lãi suất

Anh

- 16h30: Tỷ lệ thất nghiệp

- 17h30: Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) phát biểu

Eurozone

- 17h30: Lạm phát

Mỹ

- 20h30: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

- 21h15: Sản lượng công nghiệp

Phạm Thị Phước

Các tin tức khác

>   Kinh tế của khu vực đồng euro vẫn tiếp tục trì trệ (15/11/2011)

>   Kinh tế Đức và Pháp đều tăng trưởng trong quý 3 (15/11/2011)

>   IMF: Hệ thống ngân hàng Trung Quốc đối mặt với nhiều rủi ro (15/11/2011)

>   Tình trạng mất cân bằng kinh tế toàn cầu còn dài (15/11/2011)

>   ADB hối thúc châu Á chung tay giải cứu Eurozone (15/11/2011)

>   APEC: Kinh tế thế giới đối mặt rủi ro lớn (15/11/2011)

>   Đồng euro lên giá sau khi Italy có Thủ tướng mới (14/11/2011)

>   Moody's: Trung Quốc và khủng hoảng nợ châu Âu không ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm Đông Á (14/11/2011)

>   Số phận của đồng euro và những hệ lụy kinh tế (14/11/2011)

>   Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm các năm tới (14/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật