Thứ Hai, 14/11/2011 08:50

Kích hoạt M&A ngành thủy điện

Thông tin về việc Công ty SN Power (Na Uy) có ý định mua lại một khối lượng lớn cổ phần một số nhà máy thủy điện có thể “kích hoạt” hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành này tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Tân, Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội của SN Power Holding Singapore Pte. Ltd. cho biết, SN Power - công ty trực thuộc Tập đoàn Điện lực Na Uy do Chính phủ Na Uy quản lý - muốn mua lại một khối lượng lớn cổ phần từ các dự án thủy điện của Nhà nước và tư nhân tại Việt Nam. Nếu thành công, các thương vụ này sẽ đánh dấu bước ngoặt mới về hình thức sở hữu đầu tư trong lĩnh vực thủy điện tại Việt Nam.

Theo ông Tân, SN Power đặt mục tiêu từ nay đến 2020 có thể sở hữu một số lượng lớn điện năng từ các dự án thủy điện tại Việt Nam. Hiện SN Power cũng đang lên kế hoạch cho số vốn sẽ đầu tư tại Việt Nam.

Cho dù hiện nay, việc quy hoạch các dự án thủy điện tại Việt Nam đã cơ bản hoàn thành và đã “có chủ”, nhưng theo ông Tân, vẫn còn nhiều dự án “ngon ăn” có tính khả thi lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài như SN Power thèm muốn. Lý do là thị trường điện cạnh tranh của Việt Nam đã bắt đầu hình thành và nhiều khả năng sẽ phát triển mạnh trong những năm tới. “Các dự án thủy điện sẽ đòi hỏi rất nhiều vốn và theo đặc thù của từng địa phương, từng quốc gia. Mục đích của chúng tôi là chia sẻ kinh nghiệm của Tập đoàn Điện lực Na Uy và hợp tác, xây dựng, sở hữu, vận hành các nhà máy thủy điện tại Việt Nam”, ông Tân nói.

Dù chưa đưa ra số lượng và tên các dự án mà SN Power muốn tham gia, nhưng ông Tân cũng gián tiếp cho biết Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một mục tiêu trước mắt. Theo ông, hiện nay, ngành điện đang có kế hoạch tái cơ cấu các nhà máy điện của EVN và các nhà máy điện khác. Kế hoạch này sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trường vốn như SN Power tham gia. “Đó là một trong những mục tiêu của chúng tôi. Ngoài ra, còn có một số dự án thủy điện của các thị trường đầu tư khác có quy mô trung bình”, ông nói.

Dự kiến, trước mắt, SN Power sẽ mua lại một số nhà máy thủy điện đã vận hành hoặc sắp vận hành. Sau khi tạo dựng được vị trí vững chắc trong thị trường điện Việt Nam, SN Power sẽ mở rộng đầu tư, trong đó không loại trừ khả năng xin thực hiện các dự án mới. “Tuy vậy, thời điểm này cũng có nhiều rủi ro, nên SN Power đang hết sức thận trọng”, ông Tân cho biết.

Để có thể thực hiện kế hoạch của mình, SN Power sẽ phối hợp với một số quỹ và tổ chức tài chính nước ngoài am hiểu thị trường Việt Nam, như IFC của Ngân hàng Thế giới, để đảm bảo nguồn vốn và thực hiện thành công các dự án của mình.

Về thách thức mà SN Power gặp phải tại Việt Nam bởi giá mua điện của Chính phủ còn khá thấp, ông Tân cho rằng, giá điện là một trong những rủi ro và thách thức với tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tại Việt Nam. “Chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp tổng hợp để có thể giảm thiểu các rủi ro đó, đồng thời khai thác các lợi thế khi thị trường bắt đầu phát triển. Chúng tôi cũng hy vọng giá điện sẽ được cải thiện”, ông nói.

SN Power bắt đầu thăm dò thị trường thủy điện tại Việt Nam từ tháng 4/2010 thông qua việc thành lập một văn phòng đại diện tại Hà Nội, với mục tiêu tìm kiếm cơ hội trong việc mua cổ phần của các nhà máy thủy điện tại Việt Nam. Theo tính toán của SN Power, tiềm năng thủy điện về lý thuyết của Việt Nam là 300 tỷ Wh/năm, trong khi tiềm năng khả thi về kỹ thuật và kinh tế là 123 tỷ Wh/năm và 75-80 tỷ Wh/năm.

Tập đoàn Điện lực Na Uy đang thực hiện các dự án thủy điện và năng lượng gió tại Philippines, Nepal, Ấn Độ, Chilê, Brasil, Sri Lanka và Péru.

Thanh Tùng

đầu tư

Các tin tức khác

>   VCB sẽ bán hết vốn góp tại Shinhan Vina Bank (12/11/2011)

>   Fecon, Lidovit: Nộp hồ sơ phát hành gần 7.4 triệu cp (11/11/2011)

>   DN chọn thời điểm hợp lý lên sàn (11/11/2011)

>   Khó mua bán ngân hàng (11/11/2011)

>   NST đã phát hành 428,887 trái phiếu chuyển đổi, đạt 74.6% (11/11/2011)

>   TVD nộp hồ sơ phát hành hơn 9.7 triệu cổ phiếu (11/11/2011)

>   UBCK “bác” phương án tăng vốn của CTM (11/11/2011)

>   VPL chuyển nhượng hết 29.13% vốn góp tại Vitours (10/11/2011)

>   Địa ốc Sài Gòn Xanh sáp nhập vào QCG, tỷ lệ hoán đổi 1.5:1 (10/11/2011)

>   KSB sẽ phát hành 7.3 triệu cp thưởng, tỷ lệ 1:0.68 (09/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật