Chủ Nhật, 06/11/2011 21:54

FPT mua lại 1,000 tỷ đồng trái phiếu: Chọn ai, bỏ ai?

(Infonet) – Trái chủ nắm 800 tỷ đồng trái phiếu không được mua lại sẽ bị thiệt hại chi phí cơ hội lên đến hơn 100 tỷ đồng cho thời hạn một năm còn lại.

Ai sẽ “không may” lọt vào danh sách 800 tỷ đồng không được mua lại?

Theo phương án mua lại trái phiếu kèm chứng quyền phát hành năm 2009, sẽ có tối đa 1,000 tỷ đồng trái phiếu được mua lại.

Dễ dàng nhận thấy, trái chủ được mua lại trái phiếu sẽ được hưởng lợi đáng kể khi có thể tận dụng cơ hội đối với lượng tiền mặt khổng lồ. Với lượng tiền mặt được nhận lại, trái chủ hoàn toàn có thể kiếm được mức sinh lợi lớn khi lãi suất cho vay vẫn đang đứng ở mức cao đến 18-20% một năm.

Nói cách khác, so với lãi suất FPT trả chỉ với 7%, trái chủ nắm 800 tỷ đồng trái phiếu không được mua lại sẽ bị thiệt hại chi phí cơ hội lên đến hơn 100 tỷ đồng cho thời hạn một năm còn lại.

Như vậy, câu hỏi lớn đặt ra là ai sẽ được mua lại trái phiếu, và trái chủ nào sẽ “không may” lọt vào danh sách 800 tỷ đồng không được mua lại?

Có thể triệu tập Đại hội cổ đông bất thường để chất vấn?

Các phân tích trước đây cho thấy có khả năng Hội đồng quản trị FPT đã cố gắng quyết định việc mua lại trái phiếu kèm chứng quyền trong thời điểm hiện nay để tránh quy định trong Nghị định 90, tức là phải đưa ra Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.

Tuy vậy, cổ đông vẫn hoàn toàn có thể triệu tập Đại hội cổ đông bất thường để chất vấn chủ đề này.

Theo Điều 11, 13 và 14 Điều lệ năm 2011 của FPT, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục từ sáu tháng trở lên có quyền: Yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông để kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty.

Cũng theo Điều lệ, một cách khác là cổ đông có thể yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.

Trong trường hợp này thiết nghĩ cũng nên xem xét vai trò của Ban kiểm soát, vì theo Điều 13 của Điều lệ Công ty FPT, Ban kiểm soát sẽ yêu cầu triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông nếu Ban kiểm soát có lý do tin tưởng rằng các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cán bộ quản lý cấp cao vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của họ theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp hoặc Hội đồng quản trị hành động hoặc có ý định hành động ngoài phạm vi quyền hạn của mình.

Trong trường hợp cần triệu tập Đại hội cổ đông bất thường để chất vấn vụ việc mua lại 1,000 tỷ đồng trái phiếu kèm chứng quyền, các trái chủ không nằm trong danh sách được mua lại dường như đang là “đồng minh” của cổ đông nhỏ tại FPT.

Như Lan

Các tin tức khác

>   FPT: “Mua lại trái phiếu để hạn chế pha loãng cổ phiếu” (04/11/2011)

>   Nhiều câu hỏi xung quanh việc mua lại trái phiếu kèm chứng quyền của FPT (04/11/2011)

>   SBT họp ĐHĐCĐ bất thường bàn chuyện phát hành trái phiếu (01/11/2011)

>   Trái phiếu kèm chứng quyền của FPT: Nhà đầu tư nắm đằng lưỡi (19/10/2011)

>   21/10, HPR chốt quyền xin ý kiến cổ đông phát hành trái phiếu (17/10/2011)

>   TDH: 31/10 chốt quyền thanh toán lãi trái phiếu tỷ lệ 7% (13/10/2011)

>   Caseamex chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu (12/10/2011)

>   SHS giảm lãi suất phát hành trái phiếu xuống 18%/năm (11/10/2011)

>   SCR: Phát hành thành công 99 tỷ đồng trái phiếu (11/10/2011)

>   DIG phát hành thành công 350 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (06/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật