Thứ Tư, 16/11/2011 22:58

Chuyên gia Ngân hàng ANZ: Lạm phát sẽ vẫn là thách thức lớn nhất

Lạm phát vẫn là thách thức kinh tế vĩ mô lớn nhất của Việt Nam trong năm tới do Việt Nam khó đẩy nhanh chương trình cải cách cơ cấu kinh tế và tác động của kinh tế thế giới.

Đây là nhận xét của ông Paul Grenwald, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tại hội thảo Cập nhật tình hình kinh tế toàn cầu và Kinh tế vĩ mô Việt Nam tổ chức ngày 16-11 tại Hà Nội.

Ông Paul nói: “Chúng tôi dự đoán sẽ vẫn ở mức hai con số vào năm 2012. Ổn định giá cả vẫn là thách thức vĩ mô lớn nhất trong thời gian tới.”

Rủi ro chính của tình thế này là việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm sẽ dẫn đến tăng trưởng tín dụng nhanh hơn, và lại sẽ gây ra lạm phát. Bên cạnh đó, giá cả thế giới tăng cao cũng tác động lên lạm phát.

Ông Paul cho rằng, lạm phát đã đạt đỉnh cao nhất vào tháng 8 vừa qua, song áp lực lạm phát vẫn còn tồn tại vì còn rủi ro chính sách nới lỏng quá sớm.

Theo ghi nhận của ANZ, Việt Nam đứng đầu bảng về lạm phát trong số các quốc gia châu Á tính đến tháng 10 năm nay ở mức gần 21.6%, cao hơn rất nhiều so với quốc gia đứng thứ hai là Ấn Độ (9,7%) và Trung Quốc (6.1%).

Theo tính toán của ông Paul, trong số các nước châu Á trừ Nhật Bản, tiền đồng bị mất giá nhiều nhất so với đồng đô la Mỹ, ở mức khoảng gần 6% và hơn 5% tương ứng trong năm 2011 và 2010.

Việt Nam đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới hai con số trong năm tới, theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2012 mà Quốc hội vừa thông qua.

Tuy nhiên, ông Paul cho rằng sẽ phải mất thêm thời gian và các chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ mới có thể đạt được mục tiêu này.

Tại buổi hội thảo, tiến sĩ Trần Đình Thiên của Viện Kinh tế Việt Nam đồng tình. Ông cho rằng, lạm phát sẽ rất khó kéo về mức một con số trong năm tới nếu các nhà hoạch định chính sách vẫn tiếp tục bàn về tăng trưởng.

Ông Thiên nhận xét, tình trạng lạm phát ở Việt Nam đã trở thành căn bệnh “khứ hồi”. “Chúng ta đã nỗ lực chống lạm phát trong suốt mấy năm qua, nhưng lạm phát vẫn khứ hồi trở lại do cơ cấu kinh tế lạc hậu,” ông Thiên nói.

Cả hai chuyên gia này đều cho rằng, chỉ có cải cách cơ cấu kinh tế mới giúp Việt Nam chống lạm phát thành công một cách bền vững.

Tư Hoàng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Năm 2012: Vốn đầu tư sẽ biến động mạnh (16/11/2011)

>   Chất vấn Thủ tướng bớt “nóng”? (16/11/2011)

>   Bộ trưởng Vương Đình Huệ: “Tôi chưa cập nhật chuyện Vinashin bị kiện” (16/11/2011)

>   Báo Anh đánh giá tính hiệu quả dịch vụ công ở VN (16/11/2011)

>   Bức tranh kinh tế nhìn từ lăng kính nào? (16/11/2011)

>   Nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục “chết” vì lãi suất và lạm phát (16/11/2011)

>   Doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông: Lời ăn, lỗ đòi trả lại (16/11/2011)

>   Quyết định đầu tư công phải từ thực lực (16/11/2011)

>   Tìm lại 'vai diễn' cho doanh nghiệp nhà nước (16/11/2011)

>   Nên cổ phần hóa ngay các “ông lớn” (15/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật