Thứ Bảy, 19/11/2011 14:26

'Chùn tay' với... thẻ thanh toán quốc tế

Dùng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa hoặc quốc tế, mục đích của người dùng là ra nước ngoài đỡ mang theo tiền mặt.

Tuy nhiên, phí chuyển đổi ngoại tệ trong các ngân hàng và cà thẻ ở nước ngoài đang trở nên đắt đỏ khiến không ít người chùn tay.

Tăng phí quản lý

Không hiểu vì lý do gì, nhiều ngân hàng từ đầu tháng 11/2011 thông báo tăng phí quản lý chuyển đổi chi tiêu ngoại tệ. Cụ thể, Techcombank tăng từ 3% lên 3,49%/giá trị giao dịch của khách hàng ở nước ngoài. HSBC cũng tăng từ 3% lên 4,5%, còn tại ACB, mức phí này đã là 5%/giá trị giao dịch. Với ANZ, nếu khách hàng rút tiền bằng thẻ qua quầy các ngân hàng khác thì ngoài phí 2%, phải trả thêm 5USD cho một lần giao dịch.

Chi phí “cà thẻ” bỗng trở nên đắt đỏ khiến người tiêu dùng khó bỏ thói quen tiêu xài tiền mặt.

Theo tính toán của anh T., một khách hàng đang vất vả mua ngoại tệ để đi công tác nước ngoài, choáng với phí cà thẻ đắt đỏ. Nếu cà thẻ tại các điểm mua hàng ở nước ngoài, với mức phí 5% chuyển đổi chi tiêu ngoại tệ, ít nhất mỗi USD anh phải trả chi phí lên đến hơn 22.000 đồng. Như vậy, nếu so với giá USD trên thị trường tự do hiện nay, giá này đắt hơn khoảng 600 đồng/USD. Chưa hết, những điểm không thể mua bằng thẻ, các khách hàng rút ngoại tệ tiền mặt còn phải chịu thêm phí rút tiền mặt (khoảng 2 - 5% tùy vào quy định của mỗi ngân hàng), và trả thêm lãi phát sinh mỗi ngày.

Ngại bất ổn tỷ giá

Ngoài các khoản phí trên, nhiều khách hàng ngại cà thẻ khi thanh toán ở nước ngoài còn bởi những lo lắng về tỷ giá bất ổn. “Từ tháng 9 đến nay, tỷ giá liên tục biến động. Nếu cộng các khoản phí và biến động tỷ giá lại thì nhiều khi giá hàng tưởng rẻ lại hóa đắt, nên dạo này tôi không dám dùng thẻ để thanh toán nữa”, chị Trang, một chủ thẻ của HSBC cho biết.

Như vậy, ngoại tệ tiền mặt không dễ mua và các khoản phí chi tiêu ngoại tệ qua thẻ lại tăng cao khiến cho nhu cầu ngoại tệ chợ đen cũng theo đó tăng lên. Trong một cuộc họp mới đây về hoạt động quản lý ngoại hối trên địa bàn TP HCM, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM cũng thừa nhận “không dẹp bỏ được hẳn thị trường ngoại tệ chợ đen, mà thị trường này chỉ tạm lắng xuống rồi có dịp bùng lên” một phần vì chính sách chưa phù hợp nhu cầu của người dân.

Trên thực tế, sau việc “siết” thị trường ngoại tệ tự do của NHNN, nhiều người dân đã tìm đến việc thanh toán thẻ như một cứu cánh. Và NHNN cũng từng có văn bản yêu cầu các ngân hàng tăng cường mở thẻ thanh toán quốc tế để “lấp” nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài của người dân. Tuy nhiên, phí chuyển đổi chi tiêu ngoại tệ quá đắt khiến việc khuyến khích tiêu dùng bằng thẻ trở nên khó khăn hơn.

“Chủ trương của NHNN là giảm thói quen thanh toán bằng tiền mặt, khuyến khích dùng thẻ. Nhưng với người dân, cái gì có lợi cho bát cơm manh áo thì họ phải cân nhắc. Nếu phí cao quá thì không những ngân hàng mất khách mà cả thói quen thanh toán cũng không thể thay đổi”, chuyên gia kinh tế Lê Thẩm Dương nhận xét.

Phương Nhi

đất việt

Các tin tức khác

>   Lãi suất ở VN cao hàng đầu khu vực (19/11/2011)

>   Hơn nửa tháng, bơm ròng vốn gần 10.000 tỉ đồng (18/11/2011)

>   ‘Trần lãi suất 14% là giải pháp tạm thời’ (18/11/2011)

>   Lãi suất huy động 'xì' qua vàng, ngoại tệ (18/11/2011)

>   Người mua nhà vẫn khó tiếp cận vốn vay (18/11/2011)

>   “Dọn nợ” ngân hàng nhìn từ Hàn Quốc (17/11/2011)

>   Quảng cáo cho vay siêu tốc 'tấn công' ATM (17/11/2011)

>   2012: Lãi suất khó giảm (17/11/2011)

>   Căng thẳng thanh khoản đang “gõ cửa” ngân hàng? (17/11/2011)

>   Lãi suất ngoại tệ phi đôla tăng mạnh (17/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật