Thứ Sáu, 25/11/2011 14:16

Các thương vụ M&A của DN Nhật: Gợn sóng thị trường Việt

Bối cảnh kinh tế khó khăn, trong khi nhà đầu tư của các quốc gia khác đang co cụm thì ngược lại, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản lại “vung tay” thực hiện hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) tại VN từ đầu năm tới nay.

Lan toả và sâu rộng

Trong ngành hàng thực phẩm, dinh dưỡng và hàng tiêu dùng nhanh, Quỹ DIAIF (liên doanh giữa hai Cty Dream Incubator Inc và Orix Corporation của Nhật Bản) đã mua 25% cổ phần của Nutifood-một DN sản xuất sữa của VN. Kirin Holdings-một Cty sản xuất thức uống hàng đầu của Nhật-thông qua việc mua cổ phần tại Trade Ocean Holdings (sở hữu Cty CP thực phẩm quốc tế-IFS) cũng đã thâu tóm đến 57% cổ phần tại IFS. Ở lĩnh vực sản xuất giấy, hai Cty Nhật là  Daio Paper Corporation và Quỹ đầu tư BridgeHead (thuộc Ngân hàng Phát triển Nhật Bản) đã mua 38% vốn điều lệ của Cty CP giấy Sài Gòn.

Tuy nhiên, “làn sóng Nhật” vẫn tập trung mạnh nhất vào lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, viễn thông, di động và nội dung số. Cty chứng khoán FPT (FPTS) đã bán 20% cổ phần cho SBI Securities, trong khi đó Cty chứng khoán Dầu khí (PSI) lại bán 15% cổ phần cho Nikko Cordial. Song  thương vụ lớn nhất, có giá trị lên đến 567,3 triệu USD, tương ứng 11.800 tỉ đồng, là việc Ngân hàng Mizuho của Nhật mua lại 15% cổ phần của VCB.  Còn có thông tin rằng, một tập đoàn tài chính tên tuổi khác của Nhật cũng đang thương thảo để mua lại 10% cổ phần của PVF.

Viễn Thông A và TD Mobile công bố hợp tác chiến lược.

Thương vụ lớn nhất diễn ra trong lĩnh vực viễn thông di động, CNTT và nội dung số là vụ mạng di động lớn nhất Nhật Bản NTT DoCoMo đã mua lại 25% cổ phần Cty truyền thông (VMG) với giá trị 370 tỉ đồng. Cùng nằm trong Tập đoàn NTT, song nhánh NTT Data lại vươn sang lĩnh vực thanh toán điện tử khi vừa ký kết mua lại 40% cổ phần tại Cty CP dịch vụ trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion) -DN đang sở hữu ví điện tử Payoo. Dù chưa mua cổ phần, song mới đây Cty TD Mobile chuyên bán lẻ ĐTDĐ và các phụ kiện, dịch vụ nội dung tại Nhật Bản, cũng đã ký kết hợp tác sâu rộng với hệ thống bán lẻ ĐTDĐ Viễn Thông A.

Bàn đạp thị trường Việt?

Câu hỏi đặt ra là vì sao nhiều đại gia, Cty Nhật lại thực hiện các cuộc M&A trong thời điểm nền kinh tế chưa hồi phục? Theo một số chuyên gia, nguồn vốn từ Nhật Bản bao năm qua vẫn luôn dồi dào. Trong các thương vụ hoàn tất trong năm 2011, có những thương vụ đã được đàm phán, thương thảo từ những năm trước. Tuy nhiên, khi gút lại trong năm 2011 bối cảnh thị trường chứng khoán VN đang sụt giảm mạnh thì các đối tác Nhật cũng được hưởng lợi nhờ giá mua sẽ rẻ hơn. Đơn cử, giá cổ phiếu trung bình của VCB hơn 100.000 đồng/cổ khi IPO, nhưng đến thời điểm này khi Mizuho mua lại, chỉ bằng khoảng 1/3. PSI bán 15% cổ phần cho Nikko Cordial, với giá 15.000 đồng/cp, trong khi FPTS bán được với giá hời hơn nhiều, 45.000 đồng/cp. Song giá cao hay thấp còn tùy thuộc vào “sức khỏe” và triển vọng kinh doanh của DN Việt, cùng mức quan hệ đối tác và các quyền lợi liên quan khác.

Ông Furuhashi Goro - Trưởng Văn phòng đại diện NTT DoCoMo tại VN - cho biết, việc NTT DoCoMo đầu tư vào VMG nằm trong chiến lược thúc đẩy và mở rộng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tại khu vực Châu Á - TBD. NTT DoCoMo đang cung cấp dịch vụ cho 56 triệu thuê bao tại Nhật, là nhà mạng lớn nhất tại thị trường đã gần như bão hòa này, từ lâu đã “chờ chực” để được mua cổ phần tại các mạng di động lớn của VN là MobiFone và VinaPhone.

Lý giải vì sao chưa đầu tư trực tiếp vào VN, ông Koji Ikami - Giám đốc điều hành của TD Mobile-cho biết: “Chúng tôi chưa hiểu thị trường VN. Thông qua hợp tác với Viễn Thông A, chúng tôi sẽ quan sát, tìm hiểu kỹ trước khi có những bước đi mạnh hơn trong tương lai”. TD Mobile chọn Viễn Thông A vì có 13 năm kinh nghiệm, hệ thống rộng khắp và đã thành công nhất định tại thị trường VN. “Hợp tác với Viễn Thông A là một bước để chúng tôi thâm nhập thị trường Châu Á” - ông Ikami cho biết thêm. Trong mắt các nhà đầu tư Nhật, thị trường VN dần lớn lên và trở thành quan trọng, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Theo ông Nguyễn Hoàng Ly -Tổng Giám đốc VietUnion, đối tác Nhật có thế mạnh là kinh nghiệm, công nghệ và khả năng quản lý, phát triển kinh doanh sẽ giúp cho DN VN phát triển theo hướng hiện đại và đạt chuẩn mực quốc tế.

Thẩm Hồng Thụy

lao động

Các tin tức khác

>   Chống thâu tóm ngầm: DN cần giữ liên lạc với cổ đông (25/11/2011)

>   Vinacomin muốn nắm cổ phần chi phối tại CTCP Sắt Thạch Khê (25/11/2011)

>   HQC đính chính thông tin giá chuyển đổi trái phiếu (24/11/2011)

>   PVX: 05/12 chốt quyền mua 125 triệu cổ phiếu tỷ lệ 2:1, giá 10,000 đồng/cp (24/11/2011)

>   MCF: Trả cổ tức 22% bằng cổ phiếu và chào bán 3.73 triệu cp (23/11/2011)

>   HUD2, HBBS được phép chào bán cổ phiếu (23/11/2011)

>   HQC sẽ phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu cho dự án Sovrano Plaza (22/11/2011)

>   Nga, Nhật 'tranh' mua cổ phần của Tổng công ty Thép VN (22/11/2011)

>   Hủy đấu giá cổ phần Công ty Địa ốc An Giang (21/11/2011)

>   M&A: Con đường ngắn tạo động lực tăng trưởng (21/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật