Thứ Ba, 15/11/2011 08:46

Bước thoái lui của doanh nghiệp niêm yết

Thời gian gần đây, nhiều DN niêm yết có quyết định hoặc cân nhắc việc hủy niêm yết. Còn quá sớm để nói về một làn sóng đối nghịch với trào lưu lên sàn cách đây vài năm nhưng điều gì đang thực sự xảy ra phía sau các động thái mới này? 

Ngay sau khi CTCP Nước giải khát Sài Gòn - Tribeco (TRI) thông báo chốt danh sách xin ý kiến cổ đông về việc xin hủy niêm yết tại HOSE, ngày 10/11, CTCP Xây dựng Công nghiệp Descon (DCC) vừa có động thái tương tự.  Theo thông tin riêng của ĐTCK, một nhóm cổ đông lớn của một DN ngành nhựa khác cũng đang cân nhắc tới việc này. Còn quá sớm để nói về một làn sóng đối nghịch với trào lưu lên sàn cách đây vài năm nhưng điều gì đang thực sự xảy ra phía sau các động thái mới này?

Nỗi niềm niêm yết

40% số cổ phần của DN ngành nhựa này thuộc về nhóm cổ đông của một ngân hàng thương mại cổ phần. Cũng khoảng chừng ấy cổ phần do các tổ chức đầu tư trong nước và NĐT nước ngoài đang nắm giữ. Hai năm gần đây, công ty này duy trì lợi nhuận từ 80 - 100 tỷ đồng (vốn điều lệ 150 tỷ đồng). Năm 2010, Công ty đã trả cổ tức tiền mặt 20%, còn năm nay dự kiến ở mức 40%. So với mức giá "loanh quanh" 3 chấm cả năm qua, cổ phiếu này đáp ứng tất cả các tiêu chí của một khoản đầu tư giá trị.

"Tuy nhiên, chúng tôi đang tính tới chuyện hủy niêm yết vì thực sự số cổ phiếu trôi nổi bên ngoài không nhiều, giao dịch chỉ cầm chừng với vài nghìn cổ phiếu/phiên. Một nhóm cổ đông lớn vừa tăng tỷ lệ sở hữu lên 40% đã chính thức kiến nghị với HĐQT tính toán lại hiệu quả của việc niêm yết. Chúng tôi thấy hợp lý và đang nghiêm túc xem xét khả năng này", một thành viên HĐQT công ty này xác nhận thông tin với ĐTCK.

Ở một CTCP khác, gần 30% cổ phần thuộc về các thành viên HĐQT và những người thân. Giá cổ phiếu hiện tại đã giảm sâu xuống mức bằng phân nửa mệnh giá dù DN vẫn đang làm ăn có lãi, dự kiến trả cổ tức tiền mặt năm nay từ 10-12%. Tính ra, tỷ lệ cổ tức/thị giá hiện tại hấp dẫn hơn lãi suất gửi ngân hàng. Về lý do muốn rút niêm yết, lãnh đạo Công ty than thở, giá cổ phiếu xuống quá thấp khiến cả ngân hàng, đối tác của DN nghi ngờ hiệu quả hoạt động của DN chứ không chỉ là các áp lực thường thấy từ cổ đông. Bên cạnh đó là gánh nặng về minh bạch hóa nhiều thông tin sản xuất kinh doanh định kỳ. Và quan trọng là sức hút lớn nhất của việc lên sàn là huy động vốn không còn: ĐHCĐ đầu năm nay có thông qua kế hoạch tăng vốn nhưng bây giờ thị trường không chiều lòng người. Triển vọng TTCK năm 2012 thì chưa phát đi tín hiệu sáng sủa nào.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài 2 trường hợp công khai mới nhất là DCC và TRI, đã có 6 mã chứng khoán công khai quyết định xin hủy niêm yết, bao gồm: MKP, IFS, SGT, SQC, V11 và S27. Trong số này, có những DN công khai lý do như SQC và SGT (không huy động được vốn qua TTCK và giá cổ phiếu giảm sâu ảnh hưởng đến hình ảnh công ty); MKP (không đủ điều kiện bán buôn, bán lẻ dược phẩm do có sở hữu cổ phần của NĐT nước ngoài); V11 (tái cấu trúc tài chính)…, còn lại như DCC, TRI, IFS quyết định không được công bố rõ ràng dù có thể suy đoán: hoạt động không hiệu quả quá lâu, các cổ đông lớn muốn DN rút lui "vào bóng tối".

Sức ép ẩn mình

Qua tìm hiểu của ĐTCK, ngoài những lý do mang tính khách quan, còn có một số lý do tế nhị khiến không ít doanh nghiệp muốn thoái niêm yết. Thành viên HĐQT công ty ngành nhựa nói trên còn tiết lộ, tính toán hủy niêm yết này xuất phát từ việc cân nhắc thiệt hơn khi ngoài việc vài năm tới, Công ty không có nhu cầu tăng vốn thì việc rời sàn còn giúp DN cắt giảm một số chi phí hàng năm.

Ở DN còn lại, lãnh đạo một CTCK am hiểu nội tình DN lý giải, phía sau các toan tính này là lo ngại bị thâu tóm. Vốn điều lệ của DN gần 100 tỷ đồng, giá trị vốn hóa còn phân nửa. Về lý thuyết, giờ có nhóm NĐT bỏ ra 25-30 tỷ đồng là có khả năng sở hữu được quá bán số cổ phần, lãnh đạo DN cảm nhận thấy nguy cơ bị chia sẻ quyền lực, hủy niêm yết là một cách phòng vệ. Ngoài ra, rời sàn giúp cho Công ty không phải công khai hoạt động sản xuất kinh doanh- điều mà đối thủ cạnh tranh vẫn tận dụng 2 năm qua.

Chu kỳ suy thoái 4 năm của thị trường đã khiến việc ở lại sàn trở thành gánh nặng thực sự. Bức tranh TTCK với hơn 50% số cổ phiếu trên cả hai sàn dưới mệnh giá phản ánh sự méo mó về hoạt động của các công ty niêm yết. TTCK suy giảm, chứng khoán niêm yết "bốc hơi" hầu hết sức hấp dẫn. Sự đào thải là khá bình thường trong mọi lĩnh vực, nhưng các động thái mới nhất của việc hủy niêm yết xuất phát từ sức ép của các cổ đông lớn tại các DN đang kinh doanh hiệu quả phát đi các thông điệp không tích cực. Nếu mục đích của lên niêm yết là để đại chúng hóa, minh bạch hóa thì việc DN niêm yết rút lui này đang là bước thụt lùi lớn của chứng khoán niêm yết. Trong đo, không loại trừ khả năng việc này giúp các nhóm cổ đông lớn tiện bề thâu tóm DN hay phân chia quyền lợi nơi hậu trường.

Giang Thanh

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Xác định thời điểm ra vào thị trường - Market Timing (14/11/2011)

>   Hết thời của “hiệu ứng tự doanh” (14/11/2011)

>   Cuối năm, sếp chứng khoán vẫn ra đi hàng loạt (12/11/2011)

>   CTCK “bó tay” trước vi phạm của nhà đầu tư (11/11/2011)

>   CTCK mất thanh khoản: UBCK cần khuyến khích NĐT lên tiếng (10/11/2011)

>   TAS, SME phải giải trình giá cổ phiếu giảm sàn liên tiếp (09/11/2011)

>   CTCK cầm cự đến… bao giờ? (09/11/2011)

>   Sáp nhập sở giao dịch, cần ý tưởng đột phá (08/11/2011)

>   "Ôm" cổ phiếu OTC, NĐT gần như mất trắng (08/11/2011)

>   Đòn tự vệ của 2 "ông lớn" (08/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật