Thứ Ba, 08/11/2011 11:22

"Ôm" cổ phiếu OTC, NĐT gần như mất trắng

Thị trường mất thanh khoản, giá sụt giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư chót “ôm” những cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết hay đăng ký giao dịch bị lỗ nặng, thậm chí có người còn đầu tư cổ phiếu giá cao trước kia giờ gần như mất trắng.

Anh Nguyễn Thái, nguyên là cổ đông của CTCP Peteccafe cho biết, hồi tháng 3 năm nay, anh đã bán lại 20.000 cổ phần cho Công ty với giá 12.500 đồng/CP. Số cổ phiếu này anh mua với giá 30.000 đồng/CP từ năm 2008, sau đó mỗi năm lĩnh cổ tức khoảng 20%, đến kỳ là Công ty lại gọi điện nhắc đi họp ĐHCĐ. Năm nay, cần tiền nên anh quyết định bán lỗ.

Tuy nhiên, bán được cổ phiếu OTC vào thời điểm này vẫn là may mắn. Nguyên nhân là cổ phiếu này còn có thanh khoản bởi Peteccafe có kết quả kinh doanh khá cao với cổ tức trả đều đặn hàng năm, ngay cán bộ nhân viên và cả công ty này cũng bỏ tiền mua vào.

"Tôi còn hơn 10.000 cổ phiếu của một công ty cảng mua từ mấy năm trước, giờ coi như quên luôn. Hai năm nay, cũng không thấy công ty mời họp ĐHCĐ, không biết thông tin công ty làm ăn hay trả cổ tức thế nào", anh Thái cho biết.

Số phận của 10.000 cổ phiếu công ty cảng mà anh Thái đang nắm giữ là trường hợp phổ biến đối với các cổ phiếu trên thị trường tự do hiện nay. Những cổ phiếu mà nhà đầu tư mua từ năm 2007 - 2008 với giá gấp vài ba lần, thậm chí là 15 lần mệnh giá, đến nay hầu hết đều giảm giá về ngang bằng mệnh giá.

Tuy nhiên, giá có thấp hơn mệnh giá đi chăng nữa thì cũng không có mấy người hỏi mua. Hầu hết cổ phiếu mất thanh khoản, công ty gần như không chi trả cổ tức hoặc trả cổ tức ở tỷ lệ nhỏ dưới 5%/năm. Lượng cổ phiếu sở hữu không nhiều, thủ tục nhiêu khê, nên nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng coi như quên luôn khoản cố tức còm cõi.

Vì thế, các khoản đầu tư cổ phiếu giá cao trước kia giờ gần như mất trắng. Như cổ phiếu của Ngân hàng Phương Đông (OCB) được nhiều nhà đầu tư mua từ năm 2007 với giá 150.000 đồng/CP, hiện nay chỉ còn xấp xỉ mệnh giá. Tỷ lệ cổ tức tiền mặt ngân hàng này chi trả cũng chỉ khoảng 5%/năm.

Một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Bảo Việt cho biết, cổ phiếu của Incomex Sài Gòn được vị này mua từ năm 2008 với giá 8 chấm nhưng chưa hề thấy thông báo chi trả cổ tức, dù trên trang web của Công ty vẫn thấy có các hoạt động sôi nổi. Cổ phiếu của Công ty Đường La Ngà mà nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ cũng không thấy có hy vọng nào về ngày Công ty sẽ niêm yết hay trả cổ tức.

Trong khi phần lớn mã cổ phiếu chưa niêm yết mất thanh khoản thì một nhóm cổ phiếu tách tốp, có hoạt động mua bán. Trong đó, đa số là cổ phiếu ngân hàng như Đông Á, An Bình, Nam Á… Nhưng các mã này chỉ có thể giao dịch dưới mệnh giá khi người mua đầu tư để hưởng cổ tức.

Các ngân hàng này vẫn duy trì chính sách cổ tức tiền mặt đều đặn hơn 10%/năm, như Ngân hàng An Bình trả cổ tức tương đương 1%/tháng, 3 tháng trả một lần; Ngân hàng Liên Việt trả cổ tức 18%/năm… Cổ phiếu của Techcombank theo phản ánh của các môi giới thì thi thoảng mới có giao dịch một hai lô, giá khoảng 11.000 - 12.000 đồng/CP.

Cổ phiếu các ngân hàng khác như HD Bank, VIB đều ở trong tình trạng mất thanh khoản.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán gần như không xuất hiện giao dịch nào trên thị trường OTC. Cổ phiếu của Chứng khoán Đại Việt đang thua lỗ giá chỉ còn dưới 5.000 đồng/CP.

Chợ môi giới mua bán cổ phiếu tự do ở TP. HCM bây giờ rất đìu hiu. Mỗi ngày chỉ còn vài ba môi giới tụ họp, những người khác lâu lâu tạt qua rồi về. Những môi giới OTC chuyển nghề qua cho vay nặng lãi nay cũng đã hết đường làm ăn sau vụ lừa đảo của bà Huyền Như vừa qua. Số môi giới còn trụ lại thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi ngày, ở chợ OTC TP. HCM không chốt nổi một lô cổ phiếu (tương đương 10.000 đơn vị).

Hy vọng về một thị trường cổ phiếu chưa niêm yết sôi động trở lại là quá xa xôi.

Thu Hương

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Đòn tự vệ của 2 "ông lớn" (08/11/2011)

>   Vietstock.vn dành cho Máy tính bảng - Hoàn toàn miễn phí (07/11/2011)

>   “Hiến kế” ngăn khả năng CTCK trục lợi tiền gửi của NĐT (04/11/2011)

>   An toàn tiền gửi nhà đầu tư: Cần một cách làm mới (04/11/2011)

>   Lo lắng làn sóng đóng tài khoản ở công ty CK nhỏ (03/11/2011)

>   Đình chỉ tạm thời hoạt động lưu ký của SME (02/11/2011)

>   Điện thoại trên tay, cập nhật ngay Chứng khoán với VinaPhone (03/11/2011)

>   Thêm 46 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch (02/11/2011)

>   Nợ xấu của công ty chứng khoán, hiểu thế nào? (02/11/2011)

>   Khi công ty đại chúng công khai cá nhân có lỗi (02/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật