Thứ Tư, 16/11/2011 18:49

4 lý do Mỹ sẽ không rơi vào khủng hoảng nợ như Ý

(Vietstock) – Cuộc khủng hoảng nợ tại Ý đã làm xuất hiện một câu hỏi không mấy dễ chịu về Mỹ: Mỹ sẽ rơi vào tình cảnh giống như Ý?

Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tan rã?

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công của Chính phủ hai nước đều rất cao. Hiện tổng nợ của Ý chiếm 120% GDP còn tổng nợ của Mỹ chiếm 100%.

Chắc chắn Mỹ không thể tiếp tục lơ là các vấn đề tài chính dài hạn của mình. Tuy nhiên, tình hình nợ của Mỹ không quá nghiêm trọng và cấp bách như của Ý vì một số lý do sau đây:

1. Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế Ý luôn trong tình trạng tăng trưởng chậm hoặc trì trệ trong một thập kỷ qua và được dự báo sẽ tiếp tục đình trệ trong một vài năm tới.

Thực vậy, chuyên gia kinh tế trưởng Nariman Behravesh của IHS Global Insight dự báo kinh tế Ý sẽ tăng trưởng âm trong năm nay và nước này có thể rơi vào suy thoái.

Ngược lại, dù kinh tế Mỹ đang phục hồi chậm và triển vọng tăng trưởng trong các năm tới không quá ấn tượng nhưng vẫn khả quan hơn rất nhiều so với Ý.

Ông Barry Anderson, một chuyên gia về ngân sách và cựu quan chức của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng nguyên nhân chính là kinh tế Mỹ nhìn chung linh hoạt hơn và đã trở nên hiệu quả hơn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Trong khi đó, các quy định điều hành doanh nghiệp và quản lý nhân viên của Ý đã cản trở sự cạnh tranh và đổi mới. Chẳng hạn như IMF cho biết một bộ phận của lĩnh vực dịch vụ được bảo hộ rất cao và nhiều công nhân không lo bị mất việc nhờ các hợp đồng vĩnh viễn.

Kế hoạch cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt được Thượng viện và Hạ viện Ý phê chuẩn cuối tuần qua có mục đích giải quyết các vấn đề này.

2. Thuế

Thuế không phải là một vấn đề phổ biến đối với tất cả các nước trên thế giới nhưng đối với Mỹ, nước này vẫn còn nhiều cơ hội hơn Ý trong việc tăng doanh thu thuế nhằm cắt giảm bớt nợ công.

Nguyên nhân theo ông Behravesh là vì tỷ trọng doanh thu thuế trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ thấp hơn đáng kể so với của Ý. Thực vậy, Ý là một trong những nước có gánh nặng thuế cao nhất trong số các nền kinh tế lớn.

3. Nhân khẩu học

Dân số tại cả Mỹ và Ý đều đang già đi và lực lượng lao động đang sụt giảm. Sự thay đổi về mặt nhân khẩu như vậy đã gây sức ép lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và hưu trí của mỗi quốc gia.

Sự khác nhau nằm ở chỗ dân số của Ý đang già đi nhanh hơn so với Mỹ, ông Behravesh cho biết.

Vì vậy, chắc chắn đề xuất của Quốc hội về việc hạ thấp chi phí của Chương trình An sinh Xã hội và Chăm sóc Sức khỏe xuống mức phải chăng trong dài hạn là không khả thi.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ đang tranh cãi về cách thức để làm chậm tốc độ gia tăng của các khoản trợ cấp thay vì cắt giảm các khoản trợ cấp này xuống dưới mức như hiện nay. Trên thực tế, những thay đổi mà đa số các chuyên gia đều cho rằng Mỹ phải thực hiện không ảnh hưởng đến những người đang nghỉ hưu hoặc những người sắp nghỉ hưu.

Trái lại, các khoản hưu trí của Ý lại quá rộng rãi đến mức không thể duy trì được. Theo IMF, do kế hoạch cải cách lương hưu của Ý đã được thông qua nên thu nhập của những người lao động có thâm niên và có mức thu nhập trung bình sẽ giảm khoảng 15% so với những lao động trưởng thành có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, điều này cũng không thể xoa dịu được sức ép tài chính do tình trạng dân số già.

4. Khả năng vay mượn

Tình hình nợ của Ý ngày càng trở nên khẩn cấp hơn vì chi phí vay mượn đã phá vỡ ngưỡng được xem là không bền vững đối với bất kỳ giai đoạn nào.

Tuần trước, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ý vượt 7% khi chỉ mới hôm 08/09, mức lợi suất này còn đứng dưới ngưỡng 5%.

Ngược lại, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ dao động quanh mức 2% nhờ quan điểm cho rằng Mỹ vẫn là một nơi trú ẩn tương đối an toàn so với các quốc gia khác, đặc biệt là Eurozone. Ông Anderson cho rằng so với châu Âu lợi suất trái phiếu của Mỹ còn tốt hơn nhiều.

Một điều cũng rất quan trọng là USD hiện là đồng tiền dự trữ của thế giới nằm dưới sự quản lý của một Chính phủ riêng lẻ. Trong khi đó, đồng EUR được sử dụng bởi 17 quốc gia với nhu cầu tiền tệ khác nhau.

Mỹ không phải lo lắng gì trong dài hạn?

Câu trả lời là không.

Ông Anderson cho biết: “Chúng tôi không vấp phải vấn đề thanh khoản trong ngắn hạn nhưng chúng tôi sẽ gặp phải vấn đề về sự ổn định trong dài hạn”. Theo cả Anderson và Behravesh, nếu không có động thái dứt khoát, nợ công của Mỹ sẽ bằng với Ý trong một thập kỷ tới.

Vì thế nhà đầu tư sẽ theo dõi xem liệu Mỹ có sẵn sàng giải quyết các vấn đề tài chính của mình trước khi vượt khỏi tầm kiểm soát, ông Anderson cho biết thêm. Điều này có thể xảy ra khi lãi suất bắt đầu bình thường trở lại nhờ đà phục hồi của nền kinh tế.

Nếu nhà đầu tư cho rằng Quốc hội Mỹ sẽ không thực hiện những gì được xem là cần thiết trong những năm tới, nhà đầu tư có thể chuyển tiền sang các nơi khác.

Vì thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn được xem là lớn nhất và có thanh khoản cao nhất thế giới nên khó có thể tưởng được nhà đầu tư sẽ chuyển tiền đi đâu. Tuy nhiên, Anderson tin tưởng các nước cho vay lớn như Trung Quốc và các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ có thể bắt đầu hướng vào thị trường trong nước.

Theo ông Anderson, thay vì tái đầu tư lượng USD có được từ việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, các quốc gia này sẽ sử dụng đồng USD để mua vào hàng hóa và dịch vụ cho người dân của chính mình. Họ không phải cho Mỹ vay nếu họ không muốn làm điều này.

Phạm Thị Phước (Theo CNN Money)

Các tin tức khác

>   Tỷ lệ thất nghiệp Anh phi lên mức cao nhất trong 15 năm (16/11/2011)

>   Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ "siêu lỏng" (16/11/2011)

>   Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tan rã? (16/11/2011)

>   Moody's phản bác kế hoạch thắt chặt quy định đối với các hãng tín nhiệm của EU (16/11/2011)

>   Romania đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất EU (16/11/2011)

>   UniCredit thừa nhận thua lỗ lớn trong quý 3/2011 (16/11/2011)

>   EU siết hoạt động các công ty xếp hạng tín dụng (16/11/2011)

>   Apple bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị mới (16/11/2011)

>   Thế giới sẽ hứng chịu đợt bùng nổ nợ vào 2012? (16/11/2011)

>   Kinh tế, tài chính 24h: Tăng trưởng nhưng vẫn lo suy thoái (16/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật