Thứ Tư, 02/11/2011 18:22

11 vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ

(Vietstock) - Sau vụ phá sản mới đây của Công ty môi giới MF Global, blog Deal Journal của Wall Street Journal đã tổng hợp danh sách 11 trường hợp đệ đơn bảo hộ phá sản theo Chương 11 lớn nhất trong lịch sử Mỹ.

* Hàng trăm tỷ “mất tích” từ MF Global

Theo danh sách này, MF Global đứng ở vị trí 8 với tài sản 41.05 tỷ USD. Đây là công ty đầu tiên của Mỹ trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của MF Global, trong đó có thể kể đến một số yếu tố cơ bản như sau: sự vi phạm của các CEO, kế hoạch mở rộng quá tham vọng, hay chỉ đơn giản là hoàn cảnh bất lợi.

Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp phải “đóng cửa” khá hẹp và chỉ tập trung vào một số ngành như tài chính, chế tạo ôtô và năng lượng.

Thứ tự của các vụ phá sản sau đây được xếp theo giá trị tài sản của mỗi công ty trước khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

11. Pacific Gas & Electric Co (PG&E)

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: 2001

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 36.15 tỷ USD

Nguyên nhân phá sản: PG&E, công ty tiện ích lớn nhất California, đã trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng điện năm 2000-2001 tại bang này. Tình trạng mất điện trên diện rộng đã khiến chi phí tăng vọt, một phần do việc bãi bỏ các quy định về ngành năng lượng vào năm 1996 của bang California, bang đầu tiên tiến hành động thái trên. Được biết, một công ty cũng thuộc danh sách này là Enron thậm chí đã cắt điện để thao túng giá và khiến cuộc khủng hoảng thêm tồi tệ. Được biết, PG&E hoàn tất thủ tục phá sản vào tháng 4/2004. Sự sụp đổ mới đây của MF Global đã loại PG&E ra khỏi top 10.

10. Thornburg Mortgage

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: Tháng 5/2009

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 36.5 tỷ USD

Nguyên nhân phá sản: Sự sụp đổ của thị trường nhà ở và cuộc khủng hoảng tín dụng đã khiến nhà cho vay thế chấp này phải đóng cửa. Sự ra đi của Thornburg cho thấy cuộc khủng hoảng đã vượt ra khỏi phạm vi của các nhà cho vay dưới chuẩn. Thornburg chuyên cung cấp các khoản vay thế chấp có giá trị lớn hơn 417,000 USD cho những khách hàng có tình hình tín dụng tốt. Toàn bộ tài sản của công ty này đã bị thanh lý.

9. Chrysler

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: Tháng 4/2009

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 39.3 tỷ USD

Nguyên nhân phá sản: Khi cuộc khủng hoảng tài chính lây lan sang nền kinh tế và đe dọa đến các nhà chế tạo ôtô, Tổng thống Obama đã can thiệp và yêu cầu Chrysler phá sản. Hiệp hội Công đoàn ngành Ôtô Mỹ (UAW) được quyền kiểm soát tập đoàn này với hai cổ đông lớn là Chính phủ và nhà chế tạo ô tô Fiat của Ý. Hai năm sau khi phá sản, Chrysler làm ăn có lãi trở lại.

8. MF Global

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: 31/10/2011

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 41 tỷ USD (tính đến ngày 30/09)

Nguyên nhân phá sản: Cho tới nay, Công ty môi giới MF Global của cựu Thống đốc New Jersey kiêm Chủ tịch Goldman Sachs - Jon Corzine, đã trở thành nạn nhân Mỹ đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

7. Conseco

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: 2002

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 61.4 tỷ USD

Nguyên nhân phá sản: Tập đoàn Tài chính và Bảo hiểm này đã mua lại rất nhiều công ty khác trong thập kỷ 1990. Đáng chú ý, việc mua lại Green Tree Financial, đã gây ra tổn thất đặc biệt trong một thời gian dài. Năm 2003, Conseco đã đứng dậy được từ sự phá sản trong năm 2002.

6. Enron

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: 2001

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 65.5 tỷ USD

Nguyên nhân phá sản: Đại gia năng lượng Enron sụp đổ do một vụ bê bối khổng lồ liên quan đến việc gian lận các quy định kế toán.

5. CIT Group

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: Tháng 11/2009

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 80.4 tỷ USD

Nguyên nhân phá sản: Ngân hàng thương mại này đã bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng tín dụng sau kế hoạch mở rộng đầy rủi ro chỉ để được giải cứu bởi Chương trình Giải trừ Tài sản xấu (TARP) 38 ngày sau đó.

4. General Motors

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: Tháng 6/2009

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 91 tỷ USD

Nguyên nhân phá sản: Trụ cột của ngành sản xuất Mỹ, từng chứng kiến tình trạng doanh thu suy yếu trong nhiều năm, đã gục ngã trước “cú đấm chết người” của cuộc khủng hoảng tài chính. Chính gói giải cứu của Chính phủ đã cứu tập đoàn này khỏi sự hủy diệt.

3. WorldCom

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: Tháng 7/2002

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 103.9 tỷ USD

Nguyên nhân phá sản: Đại gia ngành viễn thông đã cùng với Tyco và Enron dính líu tới các vụ bê bối kế toán và điều hành vào những năm đầu của thế kỷ 21. Giám đốc điều hành Bernie Ebbers của WorldCom đã bị tuyên án 25 năm tù và đây là vụ lừa đảo doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. WorldCom hoàn tất thủ tục phá sản và đổi tên thành MCI vào năm 2004, sau đó bị Verizon mua vào năm 2005.

2. Washington Mutual (WaMu)

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: Tháng 9/2008

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 327.9 tỷ USD

Nguyên nhân phá sản: Lehman Brothers, con cờ domino lớn đầu tiên sụp đổ năm 2008, đã khiến WaMu gục ngã theo. Các nhà điều hành đã thâu tóm Công ty này sau khi nhà đầu tư rút tới 16.7 tỷ USD trong vòng chỉ 10 ngày. Sau đó, JPMorgan đã mua WaMu để “ngân hàng quá lớn để có thể sụp đổ” này ngày càng lớn hơn.

1. Lehman Brothers

- Thời điểm đệ đơn xin bảo hộ phá sản: Tháng 9/2008

- Giá trị tại thời điểm phá sản: 691 tỷ USD

Nguyên nhân phá sản: Khi cuộc khủng hoảng tài chính leo thang, Chính phủ đã đưa ra quyết định vẫn còn gây tranh cãi cho tới hiện nay là không giải cứu đại gia ngân hàng đầu tư này. Cuối cùng toàn bộ tài sản của Lehman đã bị thanh lý.

Phạm Thị Phước (Theo Business Insider)

Các tin tức khác

>   Hàng trăm tỷ “mất tích” từ MF Global (02/11/2011)

>   'Bom tấn' tín dụng đen 'nổ' tại Trung Quốc (02/11/2011)

>   Tín dụng đen và báo động đỏ (02/11/2011)

>   China Investment Corp. mua cổ phần GDF Suez (02/11/2011)

>   Kinh tế, tài chính 24h: Choáng váng với quyết định của Hy Lạp (02/11/2011)

>   IMF có thể thiết lập hạn mức tín dụng đối với một số quốc gia (02/11/2011)

>   Moody’s hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Thái Lan (01/11/2011)

>   Châu Âu đang tiến tới một khủng hoảng hệ thống (01/11/2011)

>   Australia hạ lãi suất 0.25% lần đầu tiên từ tháng 4/2009 (01/11/2011)

>   IMF củng cố khung pháp lý nâng hiệu quả giám sát (01/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật