Thứ Năm, 27/10/2011 17:46

Thị trường gạo thiết lập mặt bằng giá mới

Nhìn lại diễn biến thị trường gạo thế giới trong thời gian qua, các nhà quan sát cho rằng thị trường đã thiết lập mặt bằng giá mới. Và câu hỏi đặt ra là triển vọng nào cho giao thương gạo từ Mỹ, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Nam Mỹ.

Trong những tháng gần đây, giá gạo liên tục leo lên mức cao hơn và hiện ổn định ở mặt bằng giá mới. Đối với phân khúc gạo chất lượng cao, giá gạo được chào bán ở ngưỡng giá khoảng 615 USD/tấn từ Thái Lan, 565 USD/tấn từ Việt Nam, 470 USD/tấn từ Ấn Độ, 455 USD/tấn từ Pakistan, 550 USD/tấn từ Nam Mỹ và khoảng 625 USD/tấn từ Mỹ.

Vụ thu hoạch mới tại Mỹ, đang trong giai đoạn cuối thu hoạch, giảm 20 – 30% sản lượng so với năm 2010 nhưng đang phải đối mặt với tình trạng giảm nhập khẩu tại các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Mỹ. Tại các thị trường này, giá vẫn giảm, chủ yếu bởi vẫn còn một lượng gạo Mỹ dồi dào từ vụ cũ, vốn rẻ hơn rất nhiều so với giá gạo chào bán từ nông dân Mỹ trong vụ mới. Hầu hết giao dịch xuất khẩu gạo của Mỹ trong những tháng gần đây đều từ kho dự trữ gạo vụ cũ. Giá tại các thị trường xuất khẩu truyền thống của Mỹ còn chịu tác động của nguồn gạo giá rẻ hơn từ Nam Mỹ trong những tháng gần đây. Tuy vậy, giá tại các thị trường này sẽ phải tăng, phản ánh giá chào bán trên thị trường thế giới của nông dân Mỹ tăng. Câu hỏi lớn hiện nay cho các nhà xuất khẩu Mỹ là đến khi nào gạo vụ cũ sẽ được tiêu thụ hết trên các thị trường giao dịch truyền thống? Có thể các nhà xuất khẩu nước này sẽ phải đợi đến hết quý 1/2012, điều này cũng phụ thuộc vào diễn biến giá mà các nhà sản xuất Nam Mỹ chào bán và đến nay, giá vẫn chưa tăng mạnh.

Năm 2011 là một năm khó khăn với ngành gạo Thái Lan và tình trạng này có vẻ sẽ không được khắc phục sớm. Đầu tiên, chính phủ nước này ráo riết thúc đẩy thực hiện chương trình thu mua lúa với giá cao hơn giá thị trường, ở mức khoảng 486 USD/tấn với tỷ giá quy đổi hiện nay. Dự đoán giá sẽ tăng, các nhà giao dịch tại Thái Lan bắt đầu tích trữ gạo vụ cũ. Tổng lượng gạo tích trữ đã lên đến 5 triệu tấn. Hiện câu hỏi đặt ra cho Thái Lan là đến khi nào chính phủ Thái bắt đầu bán lượng gạo dự trữ hiện tại? Đến nay, chính phủ Thái vẫn tập trung duy trì tình trạng khô ráo nhất có thể khi lũ lụt lịch sử hoành hành tại nước này. Một khi nước lũ rút trong vòng 1 – 2 tháng, ảnh hưởng rõ rệt của thiên tại đến vụ lúa gạo nước này sẽ trở nên rõ rệt và mối bận tâm chính của chính phủ Thái sẽ chuyển sang vấn đề họ sẽ làm gì với lượng gạo vụ mới đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Chính phủ Thái có thể sẽ đợi đến quý 1/2012 để xem liệu giá gạo thế giới có tăng lên mức 700 – 800 USD/tấn hay không. Chính phủ Thái Lan có thể bắt đầu tung gạo dự trữ bán trên thị trường sớm hơn nếu giá đột ngột tăng. Nếu giá không tăng và xuất khẩu gạo thơm bắt đầu phải hứng chịu hậu quả, chính phủ Thái sẽ bắt đầu xem xét những áp lực từ ngành gạo để chuyển dự trữ gạo công cho các nhà xuất khẩu ở mức giá hỗ trợ, bên cạnh đó, chính phủ Thái sẽ phải quyết liệt tìm kiếm các hợp đồng chính phủ.

Trong khi đó, Việt Nam đang nỗ lực giữ giá thấp hơn giá gạo chào từ Thái Lan và sẽ là người hưởng lợi chính, mặc dù Ấn Độ cũng đang giành thị phần khi giá gạo Thái tăng cao. Doanh số xuất khẩu gạo của Việt Nam đang giảm trong những tuần gần đây. Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ xem xét diễn biến trong những tuần tới và nếu giá gạo Thái không tăng, Việt Nam cũng sẽ ráo riết tìm người mua trên thị trường hơn lúc này, đồng thời sớm nhận ra rằng đối thủ trên thị trường không còn là Thái Lan, mà là Ấn Độ. Tại Việt Nam diễn ra một mối quan hệ ngược giữa giá và kim ngạch xuất khẩu – khi Việt Nam đẩy giá lên cao thì lập tức xuất khẩu sẽ chậm lại. Các nhà chức trách Việt Nam ý thức rất rõ điều này khi hạ mục tiêu xuất khẩu gạo và điều này cũng thay đổi quan điểm của họ về khả năng theo đuổi tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu trong những tháng tới.

Các nhà xuất khẩu Ấn Độ ngày một tiến gần đến mốc hạn ngạch xuất khẩu 2 triệu tấn vào cuối năm và có thể sẽ giao toàn bộ lượng gạo này đến tháng 3 – 4/2012. Câu hỏi dành cho Ấn Độ là cách mà các nhà chức trách Ấn Độ nhìn nhận thị trường trong vài tháng tới khi xuất khẩu chạm ngưỡng 2 triệu tấn. Liệu các nhà chức trách Ấn Độ có cho phép xuất khẩu thêm khoảng 2 – 3 triệu tấn nữa? Quyết định của chính phủ Ấn Độ có thể dựa trên diễn biến thời tiết tại nước này, tiến độ vụ gieo trồng mới, giá gạo và lúa mỳ trên thị trường thế giới.

Trong khi đó, diễn biến giá gạo từ Nam Mỹ sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc thời tiết ảnh hưởng đến vụ mùa hiện nay ra sao và thái độ của chính phủ Brazil đối với chính sách hỗ trợ xuất khẩu PEP. Diễn biến mùa vụ tại Brazil sẽ dẫn dắt biến động giá gạo tại Nam Mỹ và cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến gạo tại Mỹ.

Mức giá gạo hiện tại trên thị trường thế giới không hề rẻ và sẽ thu hút hoạt động sản xuất gạo gia tăng trên toàn cầu, ngay cả ở những nước không có truyền thống xuất khẩu gạo như Nga. Đồng thời, mức giá hiện tại cũng sẽ thúc đẩy một số nhà sản xuất tại châu Á tham gia vào thị trường gạo thế giới, một khi giá tiếp tục tăng lên hoặc giữ ở mức hiện tại.

Agro/appingworld

Các tin tức khác

>   Đưa cà phê vào mặt hàng xuất khẩu có điều kiện (27/10/2011)

>   Dẹp loạn thị trường cà phê (27/10/2011)

>   Rau xanh tại TPHCM tăng giá (27/10/2011)

>   Cà phê vào mùa thu hoạch nhưng rớt giá mạnh (27/10/2011)

>   Ngập lụt gây thiếu lúa giống cho vụ Đông Xuân (26/10/2011)

>   Điều kiện kinh doanh, xuất khẩu càphê: Chấm dứt kiểu “ăn xổi ở thì”? (26/10/2011)

>   Áp thuế xuất khẩu từ 3 - 5% đối với mặt hàng cao su (26/10/2011)

>   Nông sản biến đổi gen: lờ cảnh báo, lừa người mua (26/10/2011)

>   Thị trường mủ cao su: Giá cả thất thường (25/10/2011)

>   Giá cà phê vượt cạn (25/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật