Thứ Hai, 26/09/2011 08:45

Vàng hóa nền kinh tế: Lợi hay hại?

Thời gian vừa qua, Chính phủ đã khá thành công trong việc chống “đô la hóa nền kinh tế”. Tuy nhiên, vấn đề “vàng hóa nền kinh tế” (vàng thay thế VND trong một số chức năng của tiền tệ) vẫn đang là một bài toán đang đặt ra cho các nhà chính sách!

Có một số quan điểm cho rằng, áp mức thuế kinh doanh vàng miếng với mức cao hợp lý hoặc hạn chế hay chỉ duy nhất NHNN độc quyền nhập khẩu vàng miếng sẽ hạn chế được tình trạng “vàng hóa nền kinh tế” để tập trung vốn (từ nền kinh tế hoặc phải bỏ ra để nhập khẩu vàng) cho nền sản xuất thực sự của VN. Rõ ràng, các quan điểm đang hướng tới một chính sách chống vàng hóa nền kinh tế nhằm hướng tới lợi ích xã hội.

VN có bị vàng hóa?

Những con số dưới đây làm cho chúng ta phải giật mình và phải công nhận rằng, VN là quốc gia đang bị vàng hóa.

Các con số về nhu cầu vàng của VN và lượng vàng nhập khẩu vàng chính thức hàng năm vào VN của Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho thấy, VN là một trong những quốc gia có mức nhập khẩu vàng hàng đầu trên thế giới và tăng đáng kể từ những năm 2005 trở lại đây. Những năm trước đó, hàng năm VN chỉ nhập khẩu dưới 50 tấn vàng thì từ sau 2005 lượng vàng nhập khẩu trung bình hàng năm của VN đã tăng lên trên  mức 50 tấn, cá biệt có năm lên tới trên dưới 100 tấn.

Dạo quanh thị trường, lượng vàng giao dịch hàng ngày qua các hãng vàng trong nước cũng lên tới hàng ngàn lượng. Thực tế ai cũng có thể công nhận rằng, mỗi khi có biến động chính sách ( thay đổi tỷ giá, lạm phát tăng cao...) người dân lại đổ xô rút tiền từ ngân hàng để đi mua vàng. Từ khi Chính phủ kiên quyết chống đô la hóa đến nay, thị trường vàng miếng lại càng sôi động.

Hiện tại, ai cũng công nhận, thừa nhận vàng miếng là loại tiền mạnh nhất ở VN hiện nay. Và điều đặc biệt là ở VN loại tiền này lại chủ yếu nằm ngoài hệ thống ngân hàng và dường như bị chi phối bởi hệ thống các Cty kinh doanh vàng miếng. Các ước đoán của một số  tổ chức cho rằng lượng vàng còn tồn lại trong dân lên tới 1.000 tấn (tương đương với trên 60 tỷ USD, theo giá hiện hành).

Vàng hóa lợi hay hại ?

Câu hỏi vàng hóa lợi hay hại dường như chưa bao giờ được đặt ra đối với VN và do đó, cứ có cơn sốt vàng là nền kinh tế lại đòi nhập khẩu thêm vàng về để can thiệp, bình ổn giá vàng. Cơ sở lý luận của chủ thuyết này dường như là thị trường thiếu cung so với cầu về vàng và do đó cần tăng cung bằng cách nhập  khẩu vàng. Mỗi khi giá vàng trong nước biến động, NHNN thường cấp phép cho các DN nhập khẩu vàng để góp phần bình ổn giá vàng, tuy nhiên các DN đã không sử dụng hết lượng quota nhập khẩu... Điều đó phản ánh rằng các DN đã hành động vì lợi ích của mình  hơn là lợi ích xã hội (kinh doanh). Như vậy, việc DN nhập khẩu vàng nhiều vì mục tiêu thương mại thì thì mục tiêu ổn định giá vàng là có phần mâu thuẫn về lợi ích.

Dễ nhận thấy rằng, nếu thu gom ngoại tệ, đáng nhẽ để nhập khẩu hàng hóa khác cho sản xuất tiêu dùng thì lại dùng vào việc nhập khẩu vàng. Nếu theo quan điểm đó, khi đó nếu càng vàng hóa cao độ thì nguy cơ thiếu hụt ngoại tệ lại càng cao và sức ép phá giá VND càng lớn.

Ngoài việc vàng hóa sẽ dẫn đến thiếu hụt ngoại tệ như trên, câu hỏi đặt ra là liệu vàng có làm suy giảm vai trò tiền tệ  của VND ? Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về điều này, nhưng nếu suy luận ta có thể thấy khi có vàng miếng quá nhiều trong nền kinh tế (vàng hóa) sẽ ít nhiều tạo ra trào lưu nằm giữ vàng hơn là nắm giữ VND, nhất là khi lạm phát có xu hướng tăng cao. Như vậy vàng hóa cao, nhất là khi vàng tồn trữ trong dân (dưới dạng vàng miếng), sẽ dẫn tới lượng tiết kiệm có thể sử dụng được (nguồn cung tín dụng) của nền kinh tế giảm đi (do nguồn này trước đây dưới dạng tiền tệ). Khi đo, nếu trên phương diện cung cầu vốn tín dụng trên thị trường tiền tệ, ta có thể suy đoán rằng tình trạng vàng hóa nền kinh tế gia tăng sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền tệ gia tăng.

Biểu đồ 10 nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới

Ai nên nắm giữ vàng?

Như vậy việc chống vàng hóa rõ ràng là cần thiết và câu hỏi lại đặt ra là ai nên nắm giữ vàng miếng ? NHNN VN, dân, hay DN? Việc trả lời câu hỏi này sẽ dẫn đến việc ai được phép nhập khẩu vàng và việc tổ chức thị trường vàng miếng (vàng tiền tệ) VN nên như thế nào?

Thống kê của WGC gần đây về lượng vàng nắm giữ của 10 nước hay tổ chức nắm giữ vàng lớn nhất thế giới cho thấy, phàm những nước có đồng tiền mạnh là những nước có nguồn dự trữ vàng lớn.

Thực tế gần đây về cung cầu vàng, giá vàng và hiện tượng nhiều NHTƯ tăng cường mua vàng cho thấy ít nhiều quan điểm rằng vàng có vay trò tiền tệ là chỗ dựa đáng quan trọng đối với mỗi đồng tiền quốc gia. Điều đó gợi ý rằng, trong điều kiện hiện nay, NHNN VN nên củng cố tỷ trọng vàng dự trữ trong tổng dự trữ ngoại hối của mình. Các cách thức có thể là tập trung lại nguồn vàng đã được nhập từ trước đến nay tập trung hóa theo cách thức nào đó vào kho vàng của nhà nước. Mặc nhiên NHNN phải dùng các công cụ huy động như mua lại hay phát hành chứng chỉ vàng... và tinh luyện lại thành vàng tiêu chuẩn quốc tế và đi kèm với nó là một loạt các chính sách hỗ trợ cho chủ trương trung hạn này là hạn chế lượng vàng hóa nền kinh tế như đánh thuế giao dịch vàng miếng trên thị trường, trong khi khuyến khích gửi vàng vào hay “chuyển vàng” vào NHNN (theo cách thức nào đó). Cách thức này về bản chất tương đương với việc chuyển hóa vốn chết thành vốn tín dụng có thể cho vay được và chuyển phần dự trữ ngoại hối nằm rộng khắp trong dân vào trong tay nhà nước (dự trữ ngoại hối chính thức). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, dự trữ ngoại hối chính thức tăng giá và ở mức cao thì đồng nội tệ thường đạt được sự tín nhiệm cao.

Kinh nghiệm VN cuối năm 2010, khi dự trữ ngoại hối suy giảm nhanh chóng cũng là lúc thị trường rất quan ngại về VND. Các nhà đầu tư đã tăng mức bù rủi ro quốc gia, trong khi dân chúng trong nước đổ xô đi mua vàng, ngoại tệ...  Thực tế quốc tế và VN đó đang đặt ra yêu cầu về chính sách chống vàng hóa nền kinh tế một cách có hệ thống và tầm nhìn đối với VN, giống như chính sách chống đô la hóa nền kinh tế.

ThS Lê Văn Hinh

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Các công ty không còn vàng để bán (26/09/2011)

>   Để người dân bớt thiệt hại khi mua bán vàng (26/09/2011)

>   Nhập khẩu vàng: Chính sách đuối sức (26/09/2011)

>   Siêu bão vàng và... "nhóm lợi ích"! (25/09/2011)

>   Giá vàng cao hơn thế giới 3,2 triệu đồng/lượng: Đẩy phần lỗ sang người mua (25/09/2011)

>   40-41 triệu đồng/lượng đã là đáy của vàng? (24/09/2011)

>   Giảm 2 triệu đồng, vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới gần 3 triệu đồng/lượng (24/09/2011)

>   CME nâng tỷ lệ ký quỹ đối với vàng, bạc và đồng từ 16-22% (24/09/2011)

>   Vàng rơi tự do hơn 100 USD, bạc lao dốc 18% (24/09/2011)

>   Vàng thế giới lùi sâu xuống dưới 1,700 USD (23/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật