Thứ Sáu, 16/09/2011 17:30

Phía sau việc Vinaconex thoái vốn tại Xi măng Cẩm Phả

Nếu sớm được thông qua, thương vụ thoái vốn tại Xi măng Cẩm Phả sẽ là trường hợp chuyển nhượng vốn thí điểm vượt qua nhiều rào cản pháp lý.

Nhà máy Xi măng Cẩm Phả

Chỉ còn chờ Thủ tướng phê duyệt, thương vụ chuyển nhượng 51% cổ phần CTCP Xi măng Cẩm Phả từ Vinaconex (HNX: VCG) sang Tổng công ty Công nghiệp Xi năng Việt Nam (Vicem) sẽ chính thức hoàn tất. Không bó hẹp phạm vi sự kiện tại một DN niêm yết, thương vụ còn mang ý nghĩa rất khác.

Sự cố BCTC tại Vinaconex

Năm 2008, Vinaconex công bố BCTC kiểm toán với một số điểm ngoại trừ. Nổi bật là gần 470 tỷ đồng chưa trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá theo nhận xét của Công ty kiểm toán Deloitte. Năm 2009, lợi nhuận hợp nhất của Vinaconex sau kiểm toán chỉ tương đương với 2,2% con số mà Tổng công ty công bố trước đó 2 tháng (gần 6 tỷ đồng so với 269 tỷ đồng).

"Tội đồ" chính: Xi măng Cẩm Phả

Theo BCTC hợp nhất đã soát xét, tính đến ngày 31/6/2011, Vinaconex có 39 công ty con, lĩnh vực kinh doanh chính liệt kê kín 2/3 trang A4. Với cú điều chỉnh giảm tới 97,8% lợi nhuận sau thuế năm 2009, sự thật Vinaconex phải hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở công ty con - CTCP Xi măng Cẩm Phả (XMCP) theo đúng chuẩn mực kế toán (nhằm có BCTC sạch, đủ điều kiện tăng vốn).

XMCP được thành lập tháng 4/2008, chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2009, hiện có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. XMCP sở hữu dây chuyền thiết bị sản xuất xi măng tiên tiến theo tiêu chuẩn các nước G7, hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay. Về vị trí địa lý, XMCP có thuận lợi lớn khi có quyền khai thác mỏ núi đá vôi và đất sét, trữ lượng dồi dào, nguyên liệu được vận chuyển trực tiếp từ nơi khai thác về kho. Nguồn năng lượng vận hành nhà máy cũng khá ổn định do XMCP nằm cạnh Cảng than Cao Dương và Nhiệt điện Quảng Ninh. Chưa hết, XMCP là một trong số rất ít nhà máy xi măng Việt Nam có thể tiếp cận với hệ thống cầu cảng biển, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm. Được xây dựng và sự hỗ trợ lớn của Vinaconex, thời gian thi công Dự án XMCP nhanh tới 18 tháng so với kế hoạch.

Bất chấp các thế mạnh về công nghệ, vị trí địa lý và sự hỗ trợ của Tổng công ty mẹ, hai niên độ kế toán đầu tiên, XMCP báo lỗ lũy kế hơn 700 tỷ đồng, kéo kết quả kinh doanh hợp nhất của công ty mẹ thụt lùi tương ứng. Bên cạnh gánh nặng trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá do việc xây dựng nhà máy sử dụng các nguồn vay nợ gốc ngoại tệ, sự thất thế của XMCP trên thị trường nội địa còn bắt nguồn từ nhiều lý do. Đó là việc XMCP phải cạnh tranh trực tiếp với nhiều thương hiệu mạnh như Hoàng Thạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn… đã quá quen thuộc và ăn vào tiềm thức nhiều người tiêu dùng. Hệ thống bán hàng phân phối của các thành viên Vicem đã được xác lập khép kín, khó có dư địa cho tân binh như XMCP xâm nhập. Chưa hết, việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn trong đầu tư dự án cũng khiến suất đầu tư của XMCP khá cao (150 USD/tấn thành phẩm). Hiệu quả hoạt động theo đó giảm sút. Bên cạnh việc xa hai thị trường tiêu thụ chiến lược là Hà Nội và TP. HCM, một khó khăn khác của Công ty là độ mỏng về kinh nghiệm thương trường. Kết quả, hiệu quả thực của XMCP là nỗi ác mộng đối với các cổ đông Vinaconex.

Thương vụ tiêu biểu để khởi đầu một trào lưu?

Không lâu sau khi Dự án XMCP hoàn thành, Vinaconex nhận thấy cần tái cấu trúc XMCP qua việc giảm dần tỷ lệ sở hữu. Tuy nhiên, kế hoạch vấp phải một rào cản rất lớn khi Dự án XMCP được Vinaconex triển khai bằng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh.

"Thách thức lớn nhất đối với đơn vị tư vấn không phải là tìm được người mua cho bên bán, mà là vấn đề pháp lý phát sinh", bà Cao Huyền Trang, luật sư phụ trách vấn đề pháp lý của CTCK Bản Việt (VCSC) - đơn vị tư vấn nhận xét.

Ông Nguyễn Phúc Hảo, Trưởng phòng Tư vấn tài chính DN của VCSC nhìn nhận, bên cạnh nút thắt pháp lý, thách thức của đơn vị tư vấn là đưa ra phương án hấp dẫn cả bên mua và bên bán. Có lẽ vì độ phức tạp này mà trước VCSC đã có hai đơn vị tư vấn, một trong nước, một nước ngoài nhưng đã phải "chào thua".

Theo phương án được VCSC đưa ra, Vicem sẽ nhận chuyển nhượng tối thiểu 51% cổ phần tại XMCP và có quyền mua tiếp lên 75% trong 2 năm tiếp theo. Mức giá chuyển nhượng bằng mệnh giá và được trả chậm trong 7 kỳ từ năm 2011 tới năm 2017. Trong quãng thời gian này, Vinaconex và Vicem sẽ hỗ trợ XMCP tương ứng với tỷ lệ sở hữu của hai bên cho sự thiếu hụt dòng tiền trả nợ gốc và lãi vay cho 5 khoản tín dụng được chuyển giao khi XMCP được thành lập.

Vài năm trước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mắc phải "căn bệnh" đầu tư đa ngành, dàn trải. Trong số này, không ít dự án đã sử dụng nguồn vốn vay do Chính phủ bảo lãnh. Thương vụ thoái vốn tại XMCP, ý nghĩa không bó hẹp ở con số lợi nhuận của Vinaconex sắp tới. Nếu sớm được Thủ tướng chính thức thông qua, đây sẽ là trường hợp chuyển nhượng vốn thí điểm vượt qua nhiều rào cản pháp lý. Cột mốc này được nhận định là có ý nghĩa quan trọng với xu hướng tái cấu trúc cho các dự án sử dụng vốn vay do Chính phủ bão lãnh trước đây.

Giang Thanh

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   VIG, PHS, SME: Cổ phiếu tăng trần liên tiếp do nhu cầu thị trường (16/09/2011)

>   UBND Hà Nội vào cuộc vụ Bảo Long - Bảo Sơn kiện nhau (15/09/2011)

>   Đến lượt KMR bị cảnh cáo trên toàn thị trường (15/09/2011)

>   KTT, MMC: Phải giải trình giá tăng trần và giảm sàn nhiều phiên (15/09/2011)

>   Đến lượt DCL vào diện cảnh báo về công bố thông tin (15/09/2011)

>   Chủ tịch SME: Việc khách hàng không rút được tiền là sơ suất nghiệp vụ (15/08/2011)

>   Lãi suất mới chưa ngấm đến doanh nghiệp (15/09/2011)

>   Nghi án “chìm xuồng” vụ thất thoát vốn tại Airserco? (14/09/2011)

>   HTV bị nhắc nhở chậm công bố Nghị quyết HĐQT (14/09/2011)

>   VCS, VCC chốt quyền góp ý kiến điều chỉnh kế hoạch kinh doanh (14/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật