Thứ Năm, 15/09/2011 09:34

Lãi suất mới chưa ngấm đến doanh nghiệp

Kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước có chủ trương giảm lãi suất cho vay, áp dụng trần lãi suất huy động 14%/năm, đã hơn một tuần trôi qua, nhưng theo khảo sát của ĐTCK tại một số doanh nghiệp niêm yết, lãi suất có tín hiệu giảm nhưng vẫn chưa có một văn bản chính thức nào của ngân hàng gửi cho doanh nghiệp về việc sẽ áp dụng lãi suất mới thấp hơn trước.

Điều này trái ngược hẳn với động thái khi tăng lãi suất hồi đầu năm, doanh nghiệp lần lượt nhận 2 - 3 công văn của ngân hàng thông báo sẽ áp dụng mức lãi suất mới cao hơn trước, tương ứng với các khoản vay ngắn hay dài hạn.

Đại diện của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cho biết, lãi suất có thể giải ngân ở thời điểm này là 17,5%/năm, thấp hơn mức lãi suất thấp nhất trước đó (khoảng 18 - 18,5%/năm). Là doanh nghiệp lớn, Hòa Phát được hưởng mức lãi suất thấp nhất của các ngân hàng. Thời điểm căng thẳng vốn, lãi suất dao động từ 18,5 - 22% tùy theo khoản vay và thời hạn. Như vậy, mặt bằng lãi suất đã có tín hiệu giảm nhẹ.

Ông Võ Đắc Khôi, Giám đốc kế hoạch của CTCP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC) cho biết, cách đây hơn một tuần, Hòa Bình đã nhận được công văn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) áp dụng mức lãi suất 17,5%/năm cho các khoản vay ngắn hạn.

Ông Văn Minh Hoàng, Phó giám đốc CTCP Chương Dương (CDC) cho biết, cũng đã nhận được thông báo của BIDV về mức lãi suất mới, thấp hơn trước 1%. CDC là khách hàng truyền thống được Ngân hàng áp dụng mức lãi suất ưu đãi, nhưng có lúc chấp nhận lãi suất lên đến 24%/năm cho khoản vay khoảng 10 tỷ đồng. "Trong tuần này, Công ty và Ngân hàng sẽ bàn về lãi suất mới cho các khoản vay kế tiếp", ông Hoàng cho biết.

Tuy nhiên, các tín hiệu giảm lãi suất mà doanh nghiệp nhận được từ ngân hàng chủ yếu là qua trao đổi điện thoại mà chưa có một văn bản chính thức nào gửi trực tiếp cho doanh nghiệp, ngoại trừ một số khách hàng hạng ưu của BIDV. Và những doanh nghiệp được hưởng lãi suất 17,5%/năm chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất có lợi nhuận khá ổn định trong 8 tháng đầu năm.

Một doanh nghiệp bất động sản niêm yết khác cho biết, chưa có tín hiệu nào về giảm lãi suất cho nhóm doanh nghiệp phát triển bất động sản. Từ đầu năm, doanh nghiệp này dù có thương hiệu lớn, quỹ đất nhiều nhưng chịu lãi suất khá cao từ 19,5% đến 22%/năm, trong khi những doanh nghiệp bất động sản yếu thế hơn chịu lãi suất phi sản xuất phổ biến ở mức từ 22% đến 24%/năm.

Trên báo chí, nhiều ngân hàng công bố các khoản vốn hàng nghìn tỷ đồng cho vay với lãi suất ưu đãi từ 17 - 19%/năm, nhưng chính các doanh nghiệp lại chưa nhận được công văn chính thức của ngân hàng về việc áp dụng mặt bằng lãi suất mới. Động thái này ngược hẳn với giai đoạn 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã nhận được công văn của ngân hàng về việc sẽ điều chỉnh tăng lãi suất. Phải chăng, nguồn vốn lãi suất thấp hơn không đủ để phân chia cho các doanh nghiệp nên việc giảm lãi suất chỉ được áp dụng một cách chọn lọc chứ không đồng loạt như khi tăng lãi suất?

Có thể thấy, đồng vốn với lãi suất thấp hơn hầu như chưa đến được với doanh nghiệp. Về mặt kỹ thuật, trong vòng 1 tháng tới, khi các khoản vay cũ đáo hạn, mức lãi suất mới này sẽ được áp dụng cho kỳ hạn mới và các khoản vay mới giải ngân.

Với mặt bằng lãi suất hiện nay, Tổng giám đốc Công ty H đang niêm yết với 2 dự án lớn đã xây móng, chờ bán cho biết, vẫn chưa thể có hy vọng gì cho mảng kinh doanh bất động sản.

Sáng hôm 13/9, giới môi giới chứng khoán đã truyền đến khách hàng thông tin lĩnh vực bất động sản sẽ được xem xét phân loại lại để được giảm lãi suất cho vay, một cách tạo hiệu ứng tâm lý thu hút vốn cổ phiếu bất động sản?

Không rõ, trong thời gian tới, tốc độ lan toả của chính sách hạ lãi suất có được cải thiện nhiều hay không. Nếu vẫn giữ nhịp như hiện tại, tức là ngay cả các doanh nghiệp sản xuất cũng hầu như chưa tiếp cận được lãi suất mới thì các doanh nghiệp bất động sản chắc là chưa đến lượt.

Thành Nam

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Nghi án “chìm xuồng” vụ thất thoát vốn tại Airserco? (14/09/2011)

>   HTV bị nhắc nhở chậm công bố Nghị quyết HĐQT (14/09/2011)

>   VCS, VCC chốt quyền góp ý kiến điều chỉnh kế hoạch kinh doanh (14/09/2011)

>   DCC bị tạm ngừng giao dịch từ ngày 16/09 (14/09/2011)

>   Vì sao ít doanh nghiệp Việt Nam phá sản? (14/09/2011)

>   Hàng loạt doanh nghiệp phải giải trình vì cổ phiếu tăng trần liên tiếp (14/09/2011)

>   SRB: Cổ phiếu tăng trần nhiều phiên do đà tăng của thị trường (14/09/2011)

>   REE: Khoản thu nhập từ lãi trái phiếu chuyển đổi không được miễn thuế (14/09/2011)

>   FBT bị cảnh cáo trên toàn thị trường (13/09/2011)

>   Bầu Đức là doanh nhân quyền lực hàng đầu ASEAN (13/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật