Thứ Ba, 20/09/2011 09:59

Những hình thái tinh vi của bán khống

Một số broker kết hợp với một nhóm đầu tư thỏa thuận mượn CP khách hàng, sau đó bán để "dìm" giá CP giảm đến một mức nào đấy, rồi họ sẽ mua trả lại hàng. Các CP này thường nằm trong nhóm ngành bất động sản, dầu khí…

Bán khống là một sản phẩm phổ biến tại TTCK các nước phát triển, song tại Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý. Xuất phát từ nhu cầu của nhiều nhà đầu tư, hoạt động này vẫn diễn ra âm thầm tại nhiều CTCK, dưới hình thức các cá nhân thỏa thuận với nhau thông qua hợp đồng dân sự.

Có thể nói, hoạt động bán khống diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng chung quy lại, đó là việc đi vay cổ phiếu để bán trước với hy vọng mua lại với giá rẻ hơn. Trưởng phòng môi giới của một CTCK tại Hà Nội cho biết, khi đã thỏa thuận được với bên cho vay chứng khoán, bên vay sẽ phải chịu một khoản gọi là chi phí cho vay bán chứng khoán, mức phí này dao động từ 0,08% đến 0,1%/ngày, tính trên tổng giá trị giao dịch thực hiện. Trong một số trường hợp, môi giới có thể "đòi" mức phí cao hơn. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp khác, chính các broker (môi giới chứng khoán) là người chủ động vay cổ phiếu của chính khách hàng họ đang quản lý và theo dõi, tất nhiên vẫn trên danh nghĩa là đi vay cho nhà đầu tư khác. Anh N.V. Dũng, một nhà đầu tư VIP tâm sự, thời gian qua, trong tài khoản của anh có một lượng khá lớn cổ phiếu thuộc hàng blue-chip và anh luôn nhận được lời đề nghị tạm mượn cổ phiếu từ các broker.

Một dạng bán khống khá tinh vi khác là một số broker kết hợp với một nhóm đầu tư thỏa thuận mượn cổ phiếu khách hàng, sau đó bán để "dìm" giá cổ phiếu giảm đến một mức nào đấy, rồi họ sẽ mua trả lại hàng. Các cổ phiếu này thường nằm trong nhóm ngành bất động sản, dầu khí…, đó là những nhóm cổ phiếu có mức độ biến động lớn. Việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường và thiệt hại dành cho các nhà đầu tư "trung thành" nắm giữ cổ phiếu.

Tuy nhiên, nhiều broker đã phải chịu rủi ro khi thực hiện bán khống cổ phiếu của khách hàng. Anh Nam, một broker lâu năm cho biết, để đạt được mức chênh lệch từ 5% đến 10%, người bán phải nỗ lực đè giá trong vài phiên liền, nhưng nếu bất ngờ thị trường đảo chiều, người bán thường trở tay không kịp, dẫn đến nguy cơ mất hàng khá cao. Trong hai tuần qua, khi thị trường khởi sắc, nhiều cổ phiếu tăng giá, vì lo ngại thị trường sẽ tiếp tục tăng, nhiều broker phải "cover" hàng (thanh toán cổ phiếu) cho khách và đã thiệt hại từ 10% đến 15%.

Tại một số CTCK, một số khách hàng VIP được sử dụng dịch vụ giao dịch ký quỹ (margin) đi kèm với bán  khống. Nghĩa là CTCK vừa cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, vừa cho vay chứng khoán để bán, cổ phiếu này có thể vay của khách hàng khác hoặc nằm trong nhóm cổ phiếu tự doanh của chính CTCK. Vẫn biết các dịch vụ này là sai luật nhưng để giữ chân khách hàng, nhiều CTCK vẫn sẵn sàng hỗ trợ. Hơn nữa, bán khống là một nghiệp vụ rất khó để cơ quan quản lý phát hiện, chưa nói đến việc xử lý. Bởi trên danh nghĩa, các NĐT đã thỏa thuận với nhau, còn broker chỉ đóng vai trò trung gian để các nhà đầu tư có nhu cầu vay - cho vay cổ phiếu gặp nhau. Và nếu quy trách nhiệm thì cũng chỉ là trách nhiệm dân sự, chứ không thể phạt CTCK.

Tổng giám đốc một CTCK nhận định, hoạt động bán khống chỉ thích hợp khi thị trường có tính thanh khoản cao, còn trong thời điểm thị trường giao dịch trầm lắng như hiện nay thì hoàn toàn không có lợi cho bên cho vay bởi mức phí cho vay là không đáng so với việc giá cổ phiếu sụt giảm mạnh sau một chu kỳ bán khống. "Hoạt động bán khống như con dao hai lưỡi bởi lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro" vị giám đốc này nhấn mạnh. Hơn nữa, việc bán khống làm thị trường giảm mạnh hơn, khiến rất nhiều NĐT khác bị thua lỗ "oan".

Sau khi UBCK ra Công văn số 2816/UBCK-QLKD liên quan đến việc nghiêm cấm bán khống, nhiều nhà đầu tư cho rằng, văn bản này khó có thể cấm triệt để hoạt động bán khống bởi đây là nhu cầu rất lớn của nhà đầu tư. Công văn của Ủy ban, nếu có thì chỉ có tác dụng chặn nguồn cung cổ phiếu để bán khống chứ không thể chặn nhu cầu của NĐT. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng, thay vì việc cấm, UBCK nên nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể để quản lý việc bán khống, tránh gây bất bình đẳng trong giới đầu tư.

Hoàng Anh

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   “Bắc thang” đi kiện… môi giới (20/09/2011)

>   20/09: Bản tin 20 giờ qua (20/09/2011)

>   Ngày 19/09: Khối ngoại trở lại mua ròng nhẹ 9.5 tỷ đồng  (19/09/2011)

>   TTCK cũng cần một “bàn tay sắt” (19/09/2011)

>   UBCK yêu cầu giải tỏa 16 tài khoản liên quan đến vụ làm giá DVD (19/09/2011)

>   Nhiều NĐT "điếc không sợ súng" (19/09/2011)

>   Nhà tạo lập có muốn giá cổ phiếu rơi thẳng đứng? (19/09/2011)

>   Tiếng nói nhà đầu tư: Lạc quan về con “Sóng” mới (19/09/2011)

>   19/09: Bản tin đầu tuần (19/09/2011)

>   Sự kiện doanh nghiệp niêm yết tuần 19 – 23/09 (18/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật