Chủ Nhật, 18/09/2011 17:20

Nắm giữ HSG và mua vào DPM

(Vietstock) - Trong báo cáo phát hành mới đây, MHBS cho rằng nhà đầu tư nên xem xét mua vào cổ phiếu DPM ở vùng giá thấp hơn 35,000 đồng/cp. Trong khi đó, VDSC khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu HSG.

DPM: Giá mục tiêu 46,000 đồng/cp, khuyến nghị mua

Ngày 13/09, CTCK MHB (MHBS) phát hành báo cáo phân tích cổ phiếu của CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM). MHBS nhận định, giá hợp lý của cổ phiếu DPM vào khoảng 46,000 đồng/cp và khuyến nghị nhà đầu tư xem xét mua vào ở vùng giá thấp hơn 35,000 đồng/cp.

Theo báo cáo, DPM là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về sản xuất kinh doanh phân đạm. Sản lượng từ nhà máy đạm Phú Mỹ chiếm 50% thị phần phân đạm, ngoài ra doanh nghiệp này còn nhập khẩu phân bón cung cấp cho nhu cầu  thiếu hụt trong nước. Do đó, MHBS cho rằng DPM có khả năng điều phối giá đạm của thị trường trong nước.

Công ty cũng đã xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh và một hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước. Vì vậy, DPM có nhiều thuận lợi khi đầu tư sản phẩm mới cũng như mở rộng thị phần.

Theo MHBS, nếu thị trường phân bón đổi chiều từ thiếu hụt sang dư thừa nguồn cung thì DMP vẫn có ưu thế so với đối thủ nhờ chi phí khấu hao giảm mạnh do nhà máy đạm Phú Mỹ đã hoàn thành khấu hao giúp công ty giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của DPM được duy trì ổn định, tình hình tài chính lành mạnh, hệ số nợ thấp. Công ty cũng có nguồn tiền mặt lớn (4,400 tỷ đồng cuối quý 2/2011) đủ đảm bảo cho các dự án lớn mà không cần nguồn tài trợ bên ngoài, đồng thời giúp tạo ra lợi nhuận tài chính 200 – 300 tỷ đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, công ty cũng chịu một số rủi ro như xu hướng tăng giá khí đầu vào làm giảm tỷ suất lợi nhuận, thị trường phân đạm từ năm 2012 sẽ chuyển sang dư thừa ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ và tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Ngoài ra, DPM còn đối mặt với một số rủi ro khác như kinh doanh không hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu phân bón bình ổn thị trường, thời tiết bất lợi làm giảm sức tiêu thụ phân bón,…

Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2011, doanh thu của DPM đạt 4,536 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1,472 tỷ đồng, lần lượt tăng 38% và 63% so với cùng kỳ 2010.

Trong trường hợp hoạt động sản xuất ổn định, sản lượng tiêu thụ đạt kế hoạch, hoạt động nhập khẩu phân bón để điều tiết thị trường không gây lỗ, MHBS dự báo năm 2011 công ty đạt khoảng 8,300 tỷ đồng doanh thu và 2,600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. EPS khoảng 6,700 đồng. Xem báo cáo chi tiết

HSG: Khuyến nghị nắm giữ

Trong báo báo phân tích phát hành ngày 14/09, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) với mức giá hợp lý 13,700 đồng/cp, cao hơn giá của ngày 13/09 khoảng 9.6%.

Theo VDSC, thời gian qua HSG gặp phải khó khăn kép từ việc mở rộng quy mô trong điều kiện thị trường tiêu thụ không thuận lợi và biến động bất lợi của tỷ giá, lãi suất. Bên cạnh đó, cổ phiếu HSG đang đứng trước áp lực bán ra từ quỹ đầu tư chỉ số ETF. Tuy nhiên, nếu vượt qua được giai đoạn này và có những bước điều chỉnh hợp lý, VDSC kỳ vọng HSG tiếp tục tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận như các năm trước đây.

Báo cáo cho biết, với vị thế dẫn đầu trong ngành tôn mạ và sở hữu mạng lưới phân phối khắp nước, tốc độ tăng trưởng của HSG luôn vượt xa so với mức tăng trưởng của ngành. Trong thời gian tới, sản lượng tiêu thụ và doanh thu được kỳ vọng tiếp tục tăng  nhờ sự đóng góp của các dây chuyền mới và nỗ lực gia tăng thị phần của công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu doanh thu thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm mới được VDSC đánh giá có khả năng đem lại sự tăng trưởng mới cho HSG.

Trước những khó khăn về vốn, HSG đã thay đổi chiến lược kinh doanh khi quyết định chuyển nhượng 3 dự án bất động sản và phần vốn góp tại cảng biển quốc tế Hoa Sen. Điều này có thể giúp công ty hạn chế được rủi ro từ việc đầu tư dàn trải.

Hiện HSG đang xây các tổng kho để giảm bớt hàng tồn kho phải duy trì ở hệ thống chi nhánh. Chiến lược này có thể giảm áp lực vay ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho. Vay dài hạn của HSG cũng giảm xuống do nhà máy Hoa Sen – Phú Mỹ đã hoàn thành xong. Do vậy, chi phí lãi vay và chi phí chênh lệch tỷ giá sẽ không còn là áp lực quá lớn lên lợi nhuận.

Dù vậy, VDSC nhận định niên độ này HSG có thể vượt kế hoạch doanh thu nhưng khó hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Lũy kế 9 tháng niên độ 2010 – 2011, doanh thu của công ty ở mức 5,846 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế 126 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch. Ước tính cả năm, doanh thu sẽ vào khoảng 7,693 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 168 tỷ đồng ( bằng 88% kế hoạch).

Về mặt rủi ro, diễn biến lãi suất và tỷ giá trước mắt được dự báo không có biến động lớn nhưng vẫn là vấn đề cần quan tâm khi đầu tư vào HSG. Ngoài ra, sở hữu hệ thống chi nhánh rộng lớn đòi hỏi vốn lưu động nhiều trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi khiến HSG phải chịu gánh nặng chi phí so với các doanh nghiệp bán hàng qua đại lý. Xem báo cáo chi tiết

Trương Thơ

Các tin tức khác

>   Thị trường tuần 19 – 23/09 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (18/09/2011)

>   Những lời khuyên chân thành (18/09/2011)

>   TGĐ HOSE: Sẽ mạnh tay với DN chây ì công bố thông tin (17/09/2011)

>   Chuyên gia nhận định thị trường chứng khoán những tháng cuối năm (16/09/2011)

>   Chủ tịch UBCK: Bán khống nguy hiểm hơn đòn bẩy tài chính (16/09/2011)

>   Thị trường ngày 16/09 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (15/09/2011)

>   Doanh nghiệp huy động vốn: Còn nhiều rào cản pháp lý (15/09/2011)

>   Thị trường ngày 15/09 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (14/09/2011)

>   Giám đốc VinaCapital: Tỉ giá ổn định sẽ thu hút được thêm nhiều vốn ngoại (13/09/2011)

>   Thị trường ngày 14/09 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (13/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật