Thứ Tư, 21/09/2011 17:55

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi quá thấp

Cũng như nhiều chuyên gia tài chính - ngân hàng khác, ông Dirk Cupei, Trưởng đại diện Viện Friedrich - Ebert (FES) tại Việt Nam cảm thấy tiếc, vì sau hơn 10 năm đưa Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) vào hoạt động. Ngân hàng Nhà nước mới xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, hiện nhiều nội dung quan trọng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi (sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 vào tháng 10/2011) như mô hình tổ chức, mức phí bảo hiểm, loại tiền bảo hiểm, hạn mức bảo hiểm… vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo Dự thảo, chỉ có cá nhân gửi VND mới được tổ chức tín dụng mua bảo hiểm. Việc giới hạn loại tiền bảo hiểm, theo ông Dirk Cupei, là không công bằng và chưa thực sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có tiền gửi ngân hàng.

Hiện tại, nếu tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả, DIV sẽ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền với hạn mức tối đa 50 triệu đồng. “Hạn mức bảo hiểm tối đa này được quy định từ năm 2005, khi đó, nó tương đương gấp 5 lần GDP bình quân đầu người và bảo vệ được toàn bộ tài khoản của khoảng 80% số người gửi tiền nếu ngân hàng bị phá sản, giải thể.

Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng giá tiêu dùng trong 6 năm vừa qua, hạn mức này đã trở nên quá lỗi thời và không bảo vệ được đa số người gửi tiền tiết kiệm”, Tổng giám đốc DIV, ông Bùi Khắc Sơn nói và lo ngại, nếu quy định hạn mức bảo hiểm tuyệt đối trong Luật Bảo hiểm tiền gửi, sẽ gây khó khăn cho việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, bởi việc điều chỉnh hạn mức rất phức tạp, mất nhiều thời gian, vì thẩm quyền điều chỉnh hạn mức thuộc về Quốc hội.

Một trong những bất cập lớn nhất của Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi, theo các chuyên gia kinh tế, là quy định về phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân trong năm của tổ chức tham gia bảo hiểm. Theo cách tính này, tổ chức tín dụng có số dư tiền gửi càng cao, càng phải nộp nhiều phí…

Theo khảo sát của DIV, trong  khi Việt Nam ấn định mức thu phí bảo hiểm 0,15% số dư tiền gửi, thì tại nhiều nước trên thế giới, mức thu phí bảo hiểm phụ thuộc vào mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm, có nhiều nước quy định mức phí thấp nhất là 0,03% số dư tiền gửi, nhưng mức phí cao nhất có thể lên đến 0,12 - 0,24% số dư tiền gửi theo nguyên tắc tổ chức có mức độ rủi ro càng cao, thì phải nộp phí càng cao và ngược lại.

Việc phân chia mức phí bảo hiểm, theo ông Đinh Dũng Sỹ, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ), một mặt, thúc đẩy các tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng hoạt động để giảm rủi ro, qua đó giảm mức đóng phí.

Mặt khác, cơ quan bảo hiểm tiền gửi không chỉ thực hiện chức năng giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng; bảo đảm an toàn cho thị trường tài chính; bảo vệ người gửi tiền; xử lý tài chính khi tổ chức tín dụng đổ vỡ; giảm gánh nặng cho Chính phủ, mà còn thực hiện chức năng kinh doanh qua việc đầu tư khoản phí thu được vào thị trường tài chính.

Hàn Tín

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp sẽ có vốn rẻ hơn trong mùa lễ, tết (21/09/2011)

>   TS Võ Trí Thành: “Nới lỏng tiền tệ lúc này là hơi sớm” (21/09/2011)

>   Lãi suất thực: Âm hay dương? (21/09/2011)

>   Tiền tiết kiệm chuyển kênh (21/09/2011)

>   USD chợ đen vẫn nhộn nhịp (21/09/2011)

>   Ngân hàng lo huy động vốn bị giảm (20/09/2011)

>   Tiểu xảo lách lãi suất (20/09/2011)

>   Đằng sau nghi án DongABank bị “chơi xấu” (20/09/2011)

>   Hà Nội: 25.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ xuất khẩu (20/09/2011)

>   ABBank tuân thủ quy định về mức trần lãi suất 14% (20/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật