Thứ Năm, 11/08/2011 06:55

TTCK thế giới trước nguy cơ phá sản?

Dù chưa công khai nhưng đây đó có người úp mở nói tới sự sụp đổ của thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới. Lý do bắt nguồn từ nền kinh tế thế giới hiện nay, với cuộc khủng hoảng nợ công hoành hành ở châu Âu và Mỹ, cộng với những phản ứng có tính dây chuyền và phần nào mang tính hệ thống.

Đã hai tuần qua thị trường chứng khoán thế giới đang chao đảo. Kể từ ngày 22/7, tin xấu liên tục được cập nhật, trên các thị trường chứng khoán lớn, màu đỏ là màu chủ đạo. Chỉ số thị trường chứng khoán Paris trong phiên cuối tuần qua đã mất 15% giá trị. Từ Francfort đến Milan, rồi thị trường London và Madrid, tình hình cũng tương tự. Tình hình bên kia bờ đại dương cũng không thể khá hơn: chỉ số Dow Jones đã mất 10% giá trị trong vòng hai tuần, chỉ số Nasdaq mất 11%. Thị trường châu Á cũng không tránh khỏi kịch bản tồi tệ.

Khi nào thì nói đến "sự phá sản chứng khoán"?

Sau khi Mỹ bị hãng Standard & Poor (S&P) hạ điểm tín dụng, những tín hiệu đầu tiên của sự phá sản chứng khoán đã nhen nhóm. Hiện cũng chưa có định nghĩa chính xác về "sự phá sản chứng khoán" nhưng trên thực tế, thuật ngữ được nói đến khi có sự suy giảm đột ngột và liên tục của cổ phiếu (hơn 20% trong vòng vài ngày) và có tác động đến nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới.

Nhìn chung, nó là hệ quả của việc thị trường chứng khoán bị đánh giá quá cao. Ngòi nổ của nó thường là sự bùng nổ của bong bóng đầu cơ, tài chính hay bất động sản. Một trong những đặc điểm chính là tác động của sự sợ hãi, suy giảm tối đa về lòng tin thể hiện ở việc hàng loạt các nhà đầu tư bán tất cả các cổ phiếu cùng một lúc và khi đó sẽ tạo ra những hệ quả dây chuyền khủng khiếp.

Những cuộc phá sản trong lịch sử

Cuộc khủng hoảng hoa Tulip tại Hà Lan năm 1636 - được biết đến dưới cái tên Tulipomania. Cuộc khủng hoảng đầu cơ đầu tiên này liên quan đến việc buôn bán củ hoa tulip. Vào thời điểm trước đó, củ hoa tulip có giá trị rất cao và việc buôn bán mặt hàng này mang lại lợi nhuận khổng lồ. Ở thời điểm đỉnh cao, một củ hoa tulip được định giá ngang mức 87.000 Euro hiện nay. Dĩ nhiên giá đó không phản ánh đúng giá trị thật của củ Tulip. Do vậy, đến năm 1937, giá củ Tulip đã bắt đầu tuột giá không phanh cho đến khi nó trở về giá trị thật của nó. Rất nhiều nhà đầu tư đã bị phá sản và cuộc khủng hoảng này đã để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế lúc bấy giờ.

Trong thế kỷ XX, thế giới cũng được chứng kiến hai cuộc phá sản khác đó là vào năm 1929 và năm 1987. Mỗi lần đều để lại hậu quả khác nhau. Nếu như các hoạt động nhanh chóng được phục hồi sau sự kiện năm 1987 thì cuộc đại suy thoái năm 1929 đã kéo theo sự suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng và sự nghèo đói trong nhiều năm liền.

Sự sụp đổ của TTCK thế giới vào tháng 10/929 xuất hiện sau sự bùng nổ bong bóng đầu cơ sau khi hàng triệu người Mỹ đã mua cổ phiếu thông qua các quỹ đầu tư và các trust funds này đã sụp đổ theo phản ứng dây chuyền.

Thứ hai ngày 28/10/1929, chỉ số Dow Jones giảm 13% giá trị và tiếp tục giảm 12% vào ngày hôm sau (được biết đến như ngày Thứ ba đen tối trong lịch sử thị trường chứng khoán). Vào cuối tháng 11, Dow Jones đã mất 50% giá trị và tiếp tục mất 90% giá trị vào giữa năm 1932. Và cần phải chờ đến khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc vào năm 1945 thì nền kinh tế thế giới mới lại tìm lại được nhịp độ tăng trưởng cho đến khi phải chịu những cơn bão tài chính trong những năm 1970 và tiếp theo là sự sụp đổ tiếp theo vào năm 1987.

Vào cuối những năm 1990, thế giới lại chứng kiến một cuộc khủng hoảng chứng khoán nhưng ở mức độ hạn chế hơn. Trong giai đoạn 1997-1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở châu Á khi các quỹ đầu cơ sụp đổ. Cuộc khủng hoảng này cũng đã làm nhiều nền kinh tế ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á rơi vào tình trạng khó khăn, đồng tiền của nhiều nước liên tục bị phá giá, nhiều nước phải chấp nhận tuân thủ các quy định ngặt nghèo do IMF đưa ra để đổi lại việc được IMF trợ giúp như trường hợp của Indonesia.

Cuộc khủng hoảng tài chính tháng 10 năm 2008 cũng đã kéo theo sự sụt giảm thê thảm của nhiều thị trường chứng khoán trong vòng một tuần: 22% tại Paris, Tokyo 24%, New York 21% nguyên nhân là vỡ bong bóng bất động sản tại Mỹ. Cuộc khủng hoảng này đã để lại nhiều di chứng ở châu Âu và Mỹ với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp tăng cao.

Tránh cuộc đổ vỡ mới như thế nào?

Việc lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ bị S&P hạ điểm tín dụng từ AAA xuống AA+ cộng với những diễn biến xấu trên các thị trường chứng khoán đã kéo theo nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế thế giới. Người ta hoàn toàn có thể nghĩ đến kịch bản xấu tiếp theo là việc hạ điểm tín dụng đối với các nước thành viên khu vực sử dụng đồng euro. Và hệ lụy quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCDE) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo của mình đều đưa ra các dự báo về sự suy giảm nhất định trong các hoạt động kinh tế của các nền kinh tế lớn. IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ và các nước phát triển xuống 2,5% và 2,2% trong năm 2011.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì tình hình trên ít có khả năng ảnh hưởng đến khả năng tái đầu tư của chính phủ Mỹ vì trên thực tế nợ Mỹ vẫn là một nguồn đầu tư tốt do sức mạnh của nền kinh tế Mỹ hiện vẫn đảm bảo và cũng chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ các nhà đầu tư hiện đang giữ các trái phiếu chính phủ của Mỹ bi quan đến mức bán ồ ạt.

Điều quan trọng hiện nay để tránh sự suy giảm tiếp theo của các thị trường chứng khoán là phải khôi phục được lòng tin cho các nhà đầu tư. Trong nỗ lực mới nhất, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố "Mỹ vẫn xứng đáng với điểm xếp hạng tín dụng AAA" và các nước phát triển G7 cũng đang có những nỗ lực để trấn an các nhà đầu tư bằng việc triệu tập một cuộc họp các bộ trưởng tài chính thượng đỉnh các nước G7 và cam kết sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để duy trì sự ổn định tài chính và đảm bảo tăng trưởng".

Như vậy, nhìn chung tình hình hiện tại vẫn chưa thực sự đáng lo ngại, chưa có dấu hiệu xảy ra sự phá sản chứng khoán. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan và cần phải tiếp tục theo dõi những diễn biến mới tại Mỹ, châu Âu và các thị trường chứng khoán cộng với những nỗ lực đồng bộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phát triển thì thế giới mới có thể tránh được một sự phá sản tiếp theo của các thị trường chứng khoán.

Việt Thành (Tổng hợp)

DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Các tin tức khác

>   Chứng khoán thế giới trong trận "cuồng phong" dữ dội (10/08/2011)

>   Hàn Quốc cấm bán khống cổ phiếu (10/08/2011)

>   Chứng khoán Mỹ tăng chóng mặt sau cam kết của Fed (10/08/2011)

>   Chứng khoán toàn cầu lao dốc 20% kể từ tháng 5 (09/08/2011)

>   Mỹ: tụt hạng tín dụng ít tác động đến đầu tư trái phiếu (09/08/2011)

>   Các nước vẫn lạc quan với trái phiếu chính phủ Mỹ (09/08/2011)

>   Chứng khoán châu Á đảo chiều, All Ordinaries bật xanh (09/08/2011)

>   Phiên giảm điểm mạnh thứ 6 trong lịch sử Dow Jones (09/08/2011)

>   Tụt dốc 7.1%, chứng khoán Hàn Quốc ngừng giao dịch 5 phút (08/08/2011)

>   Chứng khoán châu Á tiếp tục rơi sau động thái của S&P (08/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật