Thứ Ba, 02/08/2011 10:20

Trăn trở với đầu tư dài hạn

Khi TTCK sụt giảm thê thảm cũng là lúc NĐT nhìn lại chiến lược đầu tư của mình. Nhiều người phát hiện một sự thật không lấy gì làm vui vẻ, đó là đầu tư lướt sóng thua đã đành, đầu tư dài hạn cũng thua nốt.

Trăm trận… trăm thua

Nghịch lý hơn, trong khi doanh thu, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp như FPT, STB, HPG vẫn đều đều thẳng tiến, thì những khoản đầu tư vào doanh nghiệp từ một hai năm trước của giới đầu tư, nếu giữ đến thời điểm này chỉ có lỗ và lỗ.

Trừ một số cổ phiếu như VNM, DHG, VIC… giữ được giá, thì đa phần cổ phiếu đều rơi vào cảnh giảm giá thảm hại. Theo số liệu thị trường, tính đến cuối tháng 7/2011, số cổ phiếu có giá dưới 10.000 đồng/CP chiếm 50,8% tổng số cổ phiếu niêm yết, trong khi một năm trước chỉ chiếm 1,4%. Lùi thêm 1 năm nữa, số cổ phiếu dưới mệnh giá chỉ bằng 3,7% số cổ phiếu trên toàn thị trường. Điều này hàm ý, cùng với diễn biến giá cổ phiếu ngày càng bèo bọt là túi tiền của NĐT, những khoản góp vốn của giới đầu tư ngày càng teo tóp.

Đó phải chăng là một trong những lý do quan trọng khiến CTCK và quỹ đầu tư, 2 đối tượng được đánh giá là đầu tư chuyên nghiệp và đủ lực để theo đuổi chiến lược đầu tư dài hạn đã bị lỗ lớn? Nếu như trong năm 2010 chỉ có 20 CTCK thua lỗ, thì đến quý I/2011, con số này đã tăng tới 62 công ty. Hiện số CTCK có lỗ lũy kế tính đến cuối quý II/2011 là 61, tức chiếm hơn một nửa trong tổng số 105 CTCK đang hoạt động. Về phần các quỹ đầu tư, có tới 27 trên tổng số 47 công ty quản lý quỹ bị lỗ. Trước đó, tính đến hết quý I/2011, giá trị tài sản ròng của các quỹ này là gần 11.373 tỷ đồng, giảm 960 tỷ đồng (-8,4%) so với cuối năm 2010.

Cửa hẹp

Ông Khổng Văn Minh, Giám đốc đầu tư Quỹ đầu tư Jaccar (Pháp) cho biết, công việc của các quỹ đầu tư hiện nay chủ yếu là tìm cách tái cơ cấu danh mục đầu tư. Hầu như không có đầu tư mới, cũng như không gọi được vốn mới.

Cả khi tái cơ cấu danh mục đầu tư, các quỹ cũng phải thay đổi chiến lược cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Xét ra, đang có nhiều trở ngại cho đầu tư dài hạn. Những yếu tố vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất và các chính sách trở nên khó nắm bắt, trong khi muốn đầu tư dài hạn, NĐT cần một cơ sở chắc chắn hơn để suy luận, dự đoán và quyết định.

NĐT sẽ phải cân nhắc kỹ hơn khi số doanh nghiệp có chiến lược dài hơi và rõ ràng, hoạt động trong những ngành thực sự mạnh, tính ra lại không nhiều. Mặt khác, tình trạng doanh nghiệp thiếu minh bạch thông tin, thiếu trách nhiệm với cổ đông càng thêm lý do để NĐT thận trọng.

Tuy nhiên, quan trọng vẫn là dòng tiền hiện nay không còn dồi dào để NĐT hào phóng. Các chuyên gia khẳng định, muốn đầu tư dài hạn, cần dòng tiền nhàn rỗi thật sự. Cụ thể, nguồn tiền cho đầu tư dài hạn phải không chịu chi phí vốn, phải có thời gian chịu đựng lâu (trên 1 năm).

Ông Phạm Thứ Triệu, Phó phòng Khối dịch vụ ngân hàng đầu tư CTCK Thăng Long (TLS) còn cho rằng, để đầu tư dài hạn đạt hiệu quả, phải là NĐT lớn. Vì với tình trạng thanh khoản thấp như hiện nay, NĐT có thể không mua được cổ phiếu hoặc không mua được với giá như ý. NĐT sẽ cần tìm đến kênh giao dịch thỏa thuận, nơi chỉ dành cho NĐT lớn. Ngoài ra, chỉ khi nắm 2 - 5% vốn của doanh nghiệp hoặc cao hơn, cơ hội hưởng lợi từ chênh lệch giá mới tương xứng với rủi ro.

Đầu tư dài hạn thực chất là cuộc chơi của kén chọn. Trong đó, kén chọn nhất là kén chọn người chơi. Giám đốc đầu tư một CTCK chia sẻ, trong đầu tư dài hạn, cần nhất sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn chờ mua, kiên nhẫn chờ bán. Có khi NĐT phải chờ hơn một năm mới thấy được một cơ hội. Có khi lại phải chờ hết 1 - 2 năm sau mới thấy thích hợp để bán. Vì thế, nếu không nhẫn nại, không điềm tĩnh, không tự tin, NĐT sẽ khó kiên định với con đường của mình.

Trong đầu tư dài hạn, cần hơn cả là không bị cuốn theo thị trường. Diễn biến thị trường có lên hay xuống, tâm lý NĐT có hoang mang hay hồ hởi cũng không được để mình dao động. Đây mới là điều khó thực hiện nhất và vì thế mà nhiều người đành "nửa đường đứt gánh" chấp nhận bại trận.

Càng phân tích càng thấy, đầu tư dài hạn không phải là sân chơi cho số đông, nhất là trong bối cảnh đòi hỏi NĐT phải biết quản lý rủi ro. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cửa vẫn mở và cơ hội đang rất tốt với những người đủ khả năng.          

Ngọc Thủy

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thông tư 74 về giao dịch chứng khoán: Bước tiến dè dặt (02/08/2011)

>   Áp lực rút vốn của quỹ ngoại (02/08/2011)

>   02/08: Bản tin 20 giờ qua (02/08/2011)

>   Ngày 01/08: Khối ngoại mua ròng gần 1.7 triệu cổ phiếu FPT, giá trị 93 tỷ đồng (01/08/2011)

>   Chứng khoán: Khi thị trường thiếu “tay chơi” lớn (01/08/2011)

>   Thị trường chứng khoán: Sự sụp đổ của niềm tin? (01/08/2011)

>   Chứng khoán “sốt ruột” trước cơn “sốt vàng” (01/08/2011)

>   Ngày 01/08: Bản tin đầu tuần (01/08/2011)

>   Tháng 7: Khối ngoại chuyển trọng tâm vào FPT (31/07/2011)

>   Sự kiện doanh nghiệp niêm yết tuần 01-05/08 (31/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật