Thứ Hai, 01/08/2011 06:27

Tìm vốn từ trái phiếu chuyển đổi

Hàng ngàn tỉ đồng đổ vào sản xuất, kinh doanh được huy động từ trái phiếu huyển đổi. Muốn nhà đầu tư bỏ tiền mua TPCĐ đòi hỏi DN phát hành phải làm ăn uy tín, có dự án đầu tư hiệu quả.

Trong bối cảnh doanh nghiệp (DN) đang bế tắc về vốn khi sản phẩm làm ra không bán được, không vay được vốn ngân hàng thì việc phát hành loại trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) lên sàn chứng khoán như khơi thông một lối thoát.

Trái phiếu “cứu” DN

Mới đây, Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức (ThuducHouse, mã cổ phiếu TDH) đưa gần 2,9 triệu TPCĐ lên niêm yết ở Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và hút được gần 209 tỉ đồng (tính theo mệnh giá).

Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty TDH, cho biết việc DN phát hành TPCĐ thành công trong bối cảnh kênh chứng khoán ảm đạm là nhờ biết quan tâm đến quyền lợi của cổ đông, trái chủ (người mua trái phiếu).

Thật vậy, xem trong phương thức phát hành loại TPCĐ của Công ty TDH mới thấy công chúng đầu tư, nhất là các tổ chức sẽ thu được nhiều khoản lợi. Chẳng hạn, TPCĐ của TDH có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, kỳ hạn ba năm thì người mua được hưởng lãi suất 7%/năm và công ty sẽ chi trả lãi định kỳ một năm một lần. Bên cạnh đó, giá chuyển đổi trái phiếu khi đến hạn thành cổ phiếu là 22.014 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ chuyển đổi 1:4,54 thì nhà đầu tư sở hữu một trái phiếu được đổi thành 4,54 cổ phiếu. Nghĩa là trong tương lai nếu giá cổ phiếu TDH trên sàn tăng lên thì người mua trái phiếu sẽ còn được hưởng nhiều khoản lợi phát sinh.

Không chỉ vậy người mua trái phiếu của TDH còn được quyền chuyển đổi 50% trái phiếu thành cổ phiếu ở năm thứ hai và 50% còn lại vào năm cuối. Điều này giúp nhà đầu tư phân tán được rủi ro khi thị trường chứng khoán có biến động.

Trước Công ty TDH cũng có nhiều DN phát hành trái phiếu chuyển đổi và thành công trong huy động vốn đó là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty CII, SSI… Nhưng có điểm khác là các DN này đã không đưa trái phiếu chuyển đổi lên sàn niêm yết.

Nhà đầu tư ngoại quan tâm

Có một điểm lạ là trong khi cổ phiếu niêm yết trên sàn có nhiều mã giá rẻ hơn rau (2.000 đồng/cổ phiếu - PV) thì loại TPCĐ đưa vào niêm yết vẫn hút hàng, nhất là các nhà đầu tư ngoại.

Chứng minh cho điều này là ở cơ cấu người mua trái phiếu chuyển đổi của TDH tính đến cuối tháng 5 về phía các tổ chức chiếm tỉ lệ 49,38% thì trong đó nước ngoài chiếm 41,8%. Nhà đầu tư ngoại cũng chiếm 1,32% trong tỉ lệ 27,9% của người mua là cá nhân.

Ông Nguyễn Khắc Sơn, Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng tài chính Công ty TDH, cho biết điểm hấp dẫn của TPCĐ TDH là được đưa lên niêm yết ở sàn HOSE. Việc này sẽ giúp trái phiếu tăng tính thanh khoản và cũng là hàng hóa mua bán trên sàn.

Ngoài ra theo ông Sơn, đầu tư vào TPCĐ rất an toàn vì DN phát hành đảm bảo hoàn lại vốn cùng lãi suất khi nhà đầu tư không muốn chuyển thành trái phiếu thành cổ phiếu. Mặt khác, trong khoảng thời gian từ phát hành đến chuyển đổi trái phiếu công ty còn có các điều khoản chống pha loãng giá cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của người mua trái phiếu.

Phải làm ăn uy tín

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán nhiều năm không có các sản phẩm tài chính phái sinh thì việc TPCĐ của Công ty TDH lên sàn đã mở ra các cơ hội mới. Ông Thái Đắc Liệt, Phó Tổng giám đốc HOSE, cho biết trên thế giới, niêm yết TPCĐ trên sàn chứng khoán là bình thường nhưng ở Việt Nam đó là điều mới mẻ.

Ông Liệt cũng đánh giá cao việc huy động vốn từ TPCĐ niêm yết của DN và cho đây cũng là cách đa dạng sản phẩm mới ở thị trường chứng khoán để thu hút các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sen Vàng, cho biết hiện nhiều DN khác đang nhờ Sen Vàng tư vấn để phát hành TPCĐ và sau đó đưa lên niêm yết. Tuy nhiên, theo ông Chinh, loại TPCĐ này không phải DN nào có mong muốn và có nhu cầu đều huy động vốn được.

“Muốn hút vốn từ TPCĐ đòi hỏi DN phát hành phải có thương hiệu uy tín, có dự án đầu tư hiệu quả… thì mới mong các nhà đầu tư bỏ tiền mua” - ông Chinh nói.

Rủi ro tiền mặt cho DN phát hành

Ưu điểm của việc phát hành TPCĐ là giúp DN huy động được nguồn vốn trong xã hội. Tuy nhiên, trái phiếu này cũng có rủi ro là đến hạn chuyển đổi, nếu giá cổ phiếu trên thị trường thấp, nhà đầu tư sẽ không thực hiện chuyển đổi thành cổ phiếu. Như vậy DN phải có nghĩa vụ thanh toán tiền gốc và lãi cho người mua. Điều này sẽ tạo áp lực về tiền mặt rất lớn cho DN phát hành.

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

TPCĐ là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là lãi suất cố định và tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác.

Người nắm giữ TPCĐ có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty phá sản và bị thanh lý. Họ sẽ không bị lỗ nặng khi giá cổ phiếu sụt giảm xuống dưới giá chuyển đổi (sẽ không thực hiện quyền chuyển đổi) và vẫn có lợi khi giá cổ phiếu tăng mạnh (thực hiện quyền chuyển đổi rồi bán cổ phiếu sau khi chuyển đổi).

Bùi Nhơn

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   29/07, Ngày đăng ký cuối cùng hưởng gốc và lãi trái phiếu CPB0811025 (26/07/2011)

>   17/08, Ngày đăng ký cuối cùng hưởng lãi trái phiếu TP1A2605 (29/07/2011)

>   05/08, Ngày đăng ký cuối cùng hưởng lãi trái phiếu CPD071228 (29/07/2011)

>   04/08, Ngày đăng ký cuối cùng trả lãi trái phiếu CPD0813027 (29/07/2011)

>   01/08, Ngày đăng ký cuối cùng hưởng gốc và lãi trái phiếu CP061111 (29/07/2011)

>   08/08, Ngày đăng ký cuối cùng hưởng gốc và lãi trái phiếu CP061110 (29/07/2011)

>   Trái phiếu doanh nghiệp “ngắm” nhà đầu tư nhỏ (29/07/2011)

>   Tỷ lệ trúng thầu Trái phiếu Chính phủ tiếp tục giảm (28/07/2011)

>   VIX phát hành 1,000 tỷ đồng trái phiếu cho 4 ngân hàng (28/07/2011)

>   Nhà đầu tư sợ trái phiếu chuyển đổi (28/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật