Thứ Sáu, 05/08/2011 10:38

Đáy không còn xa?

Ông Michel Tosto, Trưởng bộ phận môi giới của CTCK Bản Việt bày tỏ tin tưởng đáy chứng khoán không còn quá xa, thị trường đã vào vùng đáy.

Phiên giao dịch sáng 4/8, cả 2 thị trường tăng điểm và giới đầu tư chú ý đến 3 thông điệp của các thành viên Chính phủ mới qua các cuộc trao đổi với báo chí.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh đến yêu cầu cần thiết huy động các nguồn lực khác trong xã hội bên cạnh nguồn vốn nhà nước tham gia vào đầu tư phát triển; chú trọng đến nguồn vốn nước ngoài và có cơ chế thúc đẩy xã hội tiết kiệm, dành vốn cho đầu tư phát triển. Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ thì khẳng định, tới đây, chính sách tài khóa sẽ được sử dụng như những "viên kẹo ngọt" để làm giảm "vị đắng" của chính sách tiền tệ chặt chẽ, giúp cho nền kinh tế thoát khỏi trì trệ và vươn lên từ đáy suy giảm tăng trưởng, trước mắt là gói miễn giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp. Còn theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, ngay từ tháng 8 này, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm việc với các tổ chức tín dụng để có sự đồng thuận giảm lãi suất cho vay, phấn đấu giảm lãi suất xuống còn 17 - 19%/năm ngay từ giữa tháng 9 tới.

Thị trường đang chờ đợi những động thái chính sách mới, cụ thể của Chính phủ, để biến những thông điệp trên thành hiện thực.

Công chúng nhìn chung không kỳ vọng vào một chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng, nhưng kỳ vọng sẽ bớt thắt chặt hơn, liều lượng hợp lý hơn để nền kinh tế nhanh chóng vươn dậy.

Ở góc độ một nhà đầu tư nước ngoài, ông Michel Tosto, Trưởng bộ phận môi giới của CTCK Bản Việt có suy nghĩ tương tự và bày tỏ tin tưởng đáy chứng khoán không còn quá xa, thị trường đã vào vùng đáy. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng tỏ ra lo ngại trước thực tế các nhà đầu tư (trong đó chủ yếu là nhà đầu tư nội) chưa coi mức giá hiện nay là cơ hội mua vào. Có 3 lý do mà ông Michel Tosto đưa ra là: sự không rõ ràng của UBCK về quy định giao dịch ký quỹ khiến nhiều CTCK đang nỗ lực bán ra các khoản ký quỹ nhằm hạ dần tỷ lệ về 30%; lãi suất ngân hàng vẫn cao trước áp lực lạm phát chưa giảm và đặc biệt là tác động từ hiệu ứng "bầy đàn" trên TTCK: rút khỏi thị trường theo những người khác.

Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với một thế giới đang chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ảnh hưởng lan truyền từ những diễn biến tiêu cực của nền kinh tế khu vực và thế giới đang ngày một rõ nét. Lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức rất cao và có nguy cơ phải hấp thụ lạm phát từ các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ.…Không chỉ có bài toán lạm phát, Chính phủ mới đang đứng trước hàng loạt vấn đề cần giải quyết như thâm hụt ngân sách lớn, thâm hụt thương mại cao, đầu tư công dàn trải, điều tiết thanh khoản của hệ thống ngân hàng… Đó thực sự là những thách thức đối với các thông điệp mà các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới vừa đưa ra.

Lạm phát được kiểm soát ở ngưỡng nào sẽ thúc đẩy Chính phủ mạnh tay giảm lãi suất? Chưa ai biết chắc chắn về câu trả lời. Người dân và doanh nghiệp cũng như hàn thử biểu của nền kinh tế là thị trường chứng khoán đang kỳ vọng, hành động cụ thể của đội ngũ các nhà hoạch định và điều hành chính sách mới của Chính phủ sẽ giúp làm sáng rõ câu trả lời, càng sớm càng tốt.

Anh Việt

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   05/08: Bản tin 20 giờ qua (05/08/2011)

>   Đừng xem thị trường chứng khoán là “đứa con rơi” (04/08/2011)

>   UPCoM-Index giảm nhẹ, SHV sôi động (04/08/2011)

>   Ngày 04/08: VIC lại bị "xả hàng", STB chuyển nhượng nội khối gần 75 triệu cp (04/08/2011)

>   Lập bức tường lửa cho các công ty chứng khoán (04/08/2011)

>   TTCK: Nửa đường không đứt gánh? (03/08/2011)

>   Sốc vì tương lai u ám của chứng khoán (04/08/2011)

>   04/08: Bản tin 20 giờ qua (04/08/2011)

>   UPCoM-Index bật tăng (03/08/2011)

>   Ngày 03/08: Khối ngoại tiếp tục bán ròng VIC, thu hẹp giao dịch (03/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật