Thứ Sáu, 26/08/2011 15:26

Công ty chứng khoán: Lách luật để tồn tại?

Chậm tiền, giao dịch cùng phiên… là những dịch vụ được một số công ty chứng khoán “hỗ trợ” cho nhà đầu tư để tồn tại trong cơn hoạn nạn, nhưng đều là những dịch vụ… phạm luật!

8 tháng đầu năm 2011 quả là khó khăn cho hầu hết công ty chứng khoán. Thị trường suy giảm cả về giá lẫn lượng, tính thanh khoản thấp, ít tin tức và chính sách hỗ trợ... khiến cho nhà đầu tư tuy có thể vẫn còn quan tâm đến chứng khoán, nhưng ít giải ngân. Đối với công ty chứng khoán, do chỉ được kinh doanh theo đúng tính chất phải “xin phép mới được làm”, nên cũng không có nhiều đất dụng võ. Chuyện thua lỗ bây giờ không chỉ là thua về tự doanh, mà còn lỗ về chi phí mặt bằng, thuế, nhân viên..., và còn nhiều chi phí khác để duy trì các mảng hoạt động cho doanh nghiệp. Do đó, làm sao để tồn tại cho qua giai đoạn này và hướng đi sau đó như thế nào cũng là bài toán nan giải.

Đối với kích cầu, cho đến nay điển hình nhất vẫn là cho ứng tiền bán, cho mua chậm tiền, cho vay margin, thậm chí có nơi còn “chơi” quyền chọn, cho bán khống và giao dịch cùng phiên (ngay cả trước khi có Thông tư 74), vì các dịch vụ này chung qui đều có tính chất nâng cao tần suất giao dịch của nhà đầu tư. Thay vì mua một lần rồi sau cả tháng mới bán, nhà đầu tư một khi đã sử dụng những dịch vụ này sẽ có nhu cầu giao dịch liên tục, đặt lệnh thường xuyên. Công ty chứng khoán như thế cũng sẽ thu thêm nhiều phí và lãi vay. Nhưng các dịch vụ này, đa số nếu theo cách nhìn nhận của cơ quan quản lý thì rất dễ bị quy là phạm luật.

Ví dụ chậm tiền, đây là một trong những dịch vụ rất đơn giản dành cho những nhà đầu tư muốn mua nhưng chưa kịp chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán (từ tiền để ngân hàng chẳng hạn). Theo quy định từ trước đến nay, và mới được nhắc lại rất rõ ràng ở Công văn 2327 của UBCKNN hướng dẫn Thông tư 74, thì nhà đầu tư khi muốn mua phải ký quỹ đủ 100% giá trị đặt mua. Chậm tiền, tuy là dù nhà đầu tư có đảm bảo thanh toán đúng hạn, thì vẫn không phải là “ký quỹ” theo đúng nghĩa của từ này, và do đó, cho trả chậm tiền là phạm luật.

Ngoài trả chậm tiền, margin đang được hướng dẫn lại nhưng với một tỷ lệ còn “bất lợi” hơn cả dịch vụ cầm cố của ngân hàng, còn những dịch vụ khác thì... cấm, trừ ứng tiền bán.

Với tính chất là ngành kinh doanh có điều kiện, cho đến lúc này các công ty chứng khoán không có quyền tạo ra các dịch vụ mang tính cạnh tranh cao hay (như một số công ty) dựa trên thế mạnh về vốn của mình. Việc phục vụ khách hàng nói chung vẫn chỉ đơn giản là đặt lệnh mua theo yêu cầu của khách, mua xong rồi chờ khách kêu bán, bán rồi ứng tiền và rồi lại đặt lệnh mua.... Và nếu chỉ môi giới theo cách đơn giản này, sẽ không có mấy công ty tồn tại được, chứ chưa nói đến phát triển.

Xét theo ý nghĩa của cụm từ “tồn tại cho qua giai đoạn này”, ngoài việc thu hẹp quy mô, cắt giảm chi phí, củng cố nhân sự, thì việc các công ty chứng khoán tập trung vào việc kích cầu trên số khách hàng hiện hữu là cách làm khả dĩ nhất để duy trì doanh thu. Tuy nhiên, những nỗ lực tạo ra “sự khác biệt” này của một số công ty chứng khoán cũng lại là  “vướng” luật.

Doanh nhân

Các tin tức khác

>   Ngày 26/08: MSN và VIC chiếm hơn 1/2 mức tăng của VN-Index (26/08/2011)

>   Nhà đầu tư ngóng việc miễn thuế chứng khoán được thực thi (26/08/2011)

>   Ngao ngán cổ phiếu FDI (26/08/2011)

>   Thủ đoạn lũng đoạn thông tin kiểu mới (26/08/2011)

>   26/08: Bản tin 20 giờ qua (26/08/2011)

>   DVD: Ém thông tin để “thoát” cổ phiếu từ tháng 5/2011? (25/08/2011)

>   UPCoM-Index giảm nhẹ, PFV giao dịch sôi động (25/08/2011)

>   TTCK lạc quan trong sự bất ổn (25/08/2011)

>   Sau FPT, đến lượt SSI được khối ngoại gom không "mệt mỏi" (25/08/2011)

>   Cổ phiếu dưới mệnh giá: Thiệt đơn, thiệt kép (25/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật