Thứ Năm, 25/08/2011 14:03

Cổ phiếu dưới mệnh giá: Thiệt đơn, thiệt kép

Việc dòng vốn vào TTCK suy giảm mạnh trong thời gian dài đã kéo theo hàng loạt hệ lụy và NĐT là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Khi nắm giữ những mã CP đã xuống đến giá “bèo”, NĐT không chỉ thiệt hại về tài sản vì giá CP giảm thấp hơn mệnh giá, mà còn lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan: Mua thêm để quân bình giá sẽ càng lỗ nặng hơn, nhưng bán ra cũng không xong vì CP mất thanh khoản.

“Đỏ mắt” tìm người mua

Khi TTCK vào thời hoàng kim, chỉ cần mua được CP là coi như nắm chắc phần lời. Tuy nhiên, chỉ những người nhanh tay sang liền số CP ưu đãi này là có lời. Những NĐT chần chừ bán ra với hy vọng sẽ bán được với giá cao hơn đành phải ôm đống CP không khác gì “cục nợ”.

NĐT Tấn đang nắm giữ 2.000 CP của một doanh nghiệp bất động sản cho biết, anh may mắn bốc thăm trúng thưởng quyền mua số CP này với mức giá 2.0 trong lần hội nghị khách hàng. Do được mua với giá thấp hơn nhiều lần so giá thị trường lúc bấy giờ nên số CP này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm. Đến khi được bán, giá CP này đã xuống khá thấp do ảnh hưởng của thị trường chung và hiện đang giao dịch quanh mức giá tham chiếu.

Do vậy, từ chỗ mua được CP ưu đãi nay anh phải chịu lỗ 50%. Thực tế, những trường hợp NĐT mua CP ưu đãi bị thua lỗ nặng là chuyện khá bình thường trong bối cảnh hiện nay. Từ mục đích mua đi bán lại để kiếm lời, không ít NĐT đã trở thành những cổ đông dài hạn bất đắc dĩ.

Nếu may mắn đầu tư vào doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, cổ đông vớt vát được chút ít cổ tức. Còn NĐT lỡ mua CP của những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đành tạm quên luôn số CP.

NĐT Ngọc hiện đang nắm giữ 3.000 CP của một ngân hàng tại TPHCM với mức giá mua vào trước đây là 30.000 đồng/CP. Sau một thời gian chờ đợi sự hồi phục trong vô vọng, chị quyết định bán hết số CP này để giải quyết việc gia đình. Mức giá của CP này hiện dưới 1.0 nhưng chị vẫn không thể bán được dù nhiều lần rao trên mạng, thậm chí phải cầu viện người quen đang làm trong lĩnh vực CK bán giúp.

Tương tự là trường hợp của NĐT Hiệp đang nắm giữ 7.000 CP của một công ty điện lực với mức giá mua 1.5. Đến nay, giá CP anh đang nắm giữ xuống dưới 0.5 (tương đương mức lỗ khoảng 70%) nhưng không ai dám rớ vào.

Nắm giữ CP OTC không thể bán ra đã đành, ngay cả NĐT nắm giữ CP niêm yết cũng rất khó thanh lý những khoản đầu tư này. Trên 2 sàn giao dịch hiện nay, có rất nhiều mã CP gần như mất hết thanh khoản khi không có bất kỳ giao dịch nào trong nhiều phiên.

Đặc biệt, có rất nhiều mã CP suốt cả tháng chỉ có vài ngàn đơn vị được giao dịch như: VFMVFA (CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam), FBT (CTCP Xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre), HTL (CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long), HVX (CTCP Xi măng Vicem Hải Vân), TDW (CTCP Cấp nước Thủ Đức), VSI (CTCP Đầu tư và Xây dựng cấp thoát nước), VNI (CTCP Đầu tư bất động sản Việt Nam), BSC (CTCP Dịch vụ Bến Thành), BST (CTCP Sách và Thiết bị Bình Thuận), CX8 (CTCP Đầu tư và Xây lắp Constrexim), DHI (CTCP In Diên Hồng), DST (CTCP Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định), HCT (CTCP Thương mại Dịch vụ và Vận tải xi măng Hải Phòng), INC (CTCP Tư vấn đầu tư Idico), LM7 (CTCP Lilama 7), MCO (CTCP Đầu tư và Xây dựng công trình 1), MKV (CTCP Dược thú y Cai Lậy), NGC (CTCP Chế biến thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền), NIS (CTCP Dịch vụ hạ tầng mạng), PIV (CTCP PIV), S27 (CTCP Sông Đà 27), SAP (CTCP In sách giáo khoa tại TPHCM), SCC (CTCP Xi măng Sông Đà), SDE (CTCP Kỹ thuật điện Sông Đà), SEL (CTCP Sông Đà 11 Thăng Long)...

Với những mã CP này, người nắm giữ trên 10.000 CP muốn thanh lý hết khoản đầu tư này phải bán ròng rã 2 tháng mới hoàn tất.

Cổ phiếu quỹ: Coi chừng bị lừa

NĐT Bửu đang nắm giữ hơn 10.000 CP UDC của CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ: “Trước đây tôi mua vào 2.000 CP UDC với mức giá trên 1.5. Trong những tháng gần đây, do giá CP UDC liên tục sụt giảm, để quân bình giá, tôi đã liên tục mua vào nhưng càng mua vào càng lỗ bởi giá UDC hiện chỉ còn hơn 0.4.

Đầu tư nhầm vào mã CP trong đà suy giảm là chuyện bình thường đối với NĐT, nhưng điều đau lòng là niềm tin của mình vào doanh nghiệp cũng ngày càng sa sút. Nguyên nhân là sự không minh bạch trong các tuyên bố của doanh nghiệp”.

Được biết trước đây, doanh nghiệp này công bố mua vào 1 triệu CP quỹ nhằm bình ổn giá kể từ ngày 3-6 đến 3-9. Với thông tin này, khá nhiều NĐT đã quyết định không bán cắt lỗ số CP đang nắm giữ với hy vọng giá sẽ tăng trở lại khi doanh nghiệp bắt đầu mua CP quỹ. Thế nhưng, kể từ ngày 3-6 đến nay, rất hiếm khi doanh nghiệp này thực hiện mua vào.

Theo anh Bửu, có những phiên giao dịch ở đợt giao dịch cuối, chỉ có vài trăm CP được bán ra với mức giá thấp nhưng không thấy lệnh mua đối ứng. Để giữ giá CP, anh Bửu phải miễn cưỡng bỏ thêm tiền mua vào với mức giá cao. Chính vì liên tục mua vào để cứu giá mà số CP NĐT này nắm giữ ngày càng nhiều, nhưng càng nắm giữ nhiều thì mức thua lỗ càng lớn, bởi giá CP UDC còn xuống thấp hơn so với trước khi doanh nghiệp bắt đầu mua vào.

Nay muốn bán hết cũng không xong vì thanh khoản của mã này xuống rất thấp, thậm chí có phiên chưa đầy 1.000 CP được giao dịch. Thực tế, doanh nghiệp này vừa bị HOSE nhắc nhở do khối lượng đặt mua trong nhiều phiên không đúng quy định về giao dịch CP quỹ. Bởi giao dịch của UDC chỉ tăng đột biến trong những phiên giảm giá.

Nhiều khả năng đây là những phiên doanh nghiệp này mua vào CP quỹ nhằm mục đích gom hàng với giá thấp. Việc làm này chỉ có lợi cho doanh nghiệp chứ không hề hỗ trợ NĐT như mục đích công bố trước khi mua CP quỹ.

--------------

Bài 2: Ai bán ai mua?

HẢI HỒ - KIM GIANG

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Ngày 25/08: VIC, MSN, BVH và VPL chiếm 2/3 mức tăng của VN-Index (25/08/2011)

>   Lựa chọn cổ phiếu khi kinh tế vĩ mô bất ổn (25/08/2011)

>   DATC: Biết hàng khó bán, vẫn ra yêu sách (25/08/2011)

>   Đội lái thời… mất lái (24/08/2011)

>   25/08: Bản tin 20 giờ qua (25/08/2011)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ 0,01 điểm  (24/08/2011)

>   Ngày 24/08: Khối ngoại lại "tháo chạy" khỏi VIC, gom SSI (24/08/2011)

>   Chứng khoán Việt Nam thực sự có bán khống? (24/08/2011)

>   Dòng tiền vẫn luôn chờ chực đổ vào chứng khoán (24/08/2011)

>   TTCK Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng trưởng (24/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật