Thứ Hai, 15/08/2011 21:35

10 mã cổ phiếu tốt nhất không đủ tiêu chuẩn margin?

Theo quy định trong dự thảo về margin của UBCK, các mã cổ phiếu tốt như VCB, MSN, VNM, CTG, VIC, BVH, EIB, HAG, DPM, ACB, SQC, PVI, NVB sẽ không đủ tiêu chuẩn được margin.

Dự thảo mới nhất về giao dịch mua ký quỹ (margin) của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã nới tiêu chuẩn các cổ phiếu được phép margin so với dự thảo trước đó. Tuy nhiên, vẫn có tới hơn 60% số mã không đáp ứng được yêu cầu, trong đó có nhiều mã cổ phiếu nằm trong danh sách tốt nhất thị trường như VNM, ACB, VCB, DPM, HAG, EIB... Cũng theo Dự thảo thì sẽ chỉ có 33 công ty chứng khoán đủ tiêu chuẩn làm margin.

Trong bối cảnh ảm đạm của TTCK hiện nay, việc chính thức triển khai margin được kỳ vọng sẽ tăng thanh khoản cho thị trường. Vì vậy, danh sách những cổ phiếu được phép margin đang được giới đầu tư chờ đón từng ngày. Mặc dù có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2011, nhưng đến nay UBCK vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện margin theo nội dung Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Bản thân UBCK và 2 Sở giao dịch chứng khoán cũng tỏ ra khá thận trọng khi lựa chọn danh sách các cổ phiếu được phép giao dịch ký quỹ. Dự thảo đầu tiên mới chỉ quy định các tiêu chuẩn như giá chứng khoán không được dưới mệnh giá trong vòng 3 tháng liên tiếp, tổng khối lượng giao dịch trên tháng không dưới 50% tổng khối lượng niêm yết hay doanh nghiệp có lãi và không có lỗ lũy kế. Quy định như vậy đã loại bỏ gần như toàn bộ các chứng khoán niêm yết trên cả hai sàn hiện nay. Đơn cử như trên sàn Hà Nội, chỉ có 4 cổ phiếu đạt tiêu chuẩn có tổng khối lượng giao dịch trên tháng lớn hơn 50% tổng khối lượng niêm yết là PDC (63,27%), PVA (60,57%), SHN (52,87%) và PVG (50,13%).

Vì vậy, trong dự thảo mới đây nhất, UBCK đã sửa đổi những quy định này theo hướng mở rộng hơn. Cụ thể, chứng khoán được giao dịch ký quỹ phải niêm yết trên 2 Sở GDCK, không tính trên sàn UPCoM và phải đáp ứng các điều kiện như có thời gian niêm yết tối thiểu 6 tháng, không bị hạn chế chuyển nhượng, đình chỉ giao dịch, đưa vào diện cảnh báo, bị giám sát đặc biệt, bị hủy niêm yết. Kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành chứng khoán không có lỗ lũy kế, giá trị sổ sách lớn hơn mệnh giá.

Quan trọng nhất, các chứng khoán này phải đáp ứng tính thanh khoản theo nguyên tắc: giá trị trung bình của tỷ lệ khối lượng giao dịch/khối lượng niêm yết trong 50 phiên phải nằm trong khoảng 0,2 - 5 lần trung bình tỷ lệ của tất cả các chứng khoán niêm yết tại Sở GDCK đó.

Ngoài ra, các chứng khoán đó phải có sự ổn định giá được xác định theo nguyên tắc giá trị bình quân của mức biến động giá trong 50 phiên không vượt quá giá trị trung bình của mức biến động giá cộng độ lệch chuẩn của các chứng khoán niêm yết tại Sở GDCK đó.

Hơn 60% cổ phiếu bị loại

Báo Đầu tư Chứng khoán đã thực hiện thống kê sơ bộ dựa trên những quy định trên và số liệu về lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2011 của các doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, chỉ tiêu thanh khoản có tác động lớn nhất đến danh sách các cổ phiếu có thể được giao dịch ký quỹ, chỉ có 51,89% số cổ phiếu được lọc vượt qua tiêu chuẩn này. Đây cũng là một con số minh chứng thực tế về thanh khoản của thị trường đã sụt giảm khá mạnh trong thời gian qua.

Tỷ lệ cổ phiếu đáp ứng một số yêu cầu margin chính

Tiêu chuẩn

HNX

(387)

HOSE

(301)

Tổng

(688)

%

Thanh khoản

229

128

357

51,89%

Ổn định giá

336

268

604

87,79%

LNST > 0

331

269

600

87,21%

BV > 10

354

271

625

90,84%

Tất cả

162

108

270

39,24%

Xét về mức độ ổn định giá, do cả hai sàn đều quy định mức biên độ giá trần, giá sàn trong ngày giao dịch, nên hầu hết các cổ phiếu này đều vượt qua tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý ở đây là dự thảo hướng dẫn margin quy định, mức biến động giá là chênh lệch giữa giá đóng cửa (hoặc giá bình quân) phiên này so với phiên trước. Như vậy, những cổ phiếu điều chỉnh giá tham chiếu để trả cổ tức hay chia tách cổ phiếu sẽ có biến động khá lớn và có nguy cơ lọt ra khỏi danh sách margin, nếu dự thảo không quy định rõ hơn.

Kết hợp tất cả các chỉ tiêu, ĐTCK thu được kết quả danh sách 270 cổ phiếu đủ điều kiện để được margin, chiếm 39,24% số lượng cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn. Đáng chú ý, trong số 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, duy nhất STB lọt vào danh sách này. Các cổ phiếu khác như VCB, MSN, VNM, CTG, VIC, BVH, EIB, HAG, DPM mặc dù vượt qua các tiêu chuẩn khác, nhưng lại bị vướng bởi quy định thanh khoản (không nằm trong khoảng 0,2 - 5 lần trung bình thanh khoản toàn sàn).

Trong số 10 cổ phiếu có vốn hóa nhất sàn HNX, chỉ có 5 mã là PVS, SHB, VCG, PVX và HBB lọt vào danh sách được phép giao dịch margin. Các mã còn lại như ACB, SQC, PVI, NVB đều vướng vào quy định thanh khoản, trong đó KLS vượt quá 5 lần trung bình thanh khoản toàn sàn (thanh khoản quá cao cũng không được margin).

Tổng khối lượng niêm yết của 270 chứng khoán này là hơn 9,422 tỷ cổ phiếu (chiếm 32,55% khối lượng niêm yết toàn thị trường), tổng giá trị vốn hóa đạt 114.235 tỷ đồng (chiếm 18,93%). Nguyên nhân là thị giá của nhóm cổ phiếu này tập trung ở quanh mức 10.000 đồng/CP.

20 mã có vốn hóa lớn nhất trong số 270 mã được phép margin

TT

Giá trị vốn hóa

(tỷ đồng)

Thị giá 10/8

(1.000đ)

1

STB

 13.934

13,2

2

FPT

 10.138

52,5

3

PVS

 4.556

15,3

4

KDC

 3.626

30,6

5

SHB

 3.416

7,1

6

VCG

 3.330

11,1

7

ITA

 2.804

8,2

8

OGC

 2.700

10,8

9

REE

 2.618

10,7

10

PVX

 2.575

10,3

11

SJS

 2.436

24,6

12

GMD

 2.210

22,2

13

HBB

 2.190

7,3

14

QCG

 2.005

16,5

15

VSH

 1.760

8,7

16

SBT

 1.688

12,3

17

IJC

 1.673

6,1

18

PNJ

 1.578

26,3

19

KDH

 1.541

35,1

20

DIG

 1.487

15,2

33 CTCK được thực hiện margin

Theo nội dung dự thảo quy định về margin mới nhất, CTCK muốn cung cấp hoạt động giao dịch ký quỹ phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định, tỷ lệ vốn khả dụng lớn hơn 150% trong 3 tháng gần nhất, có hệ thống giao dịch và giám sát tài khoản giao dịch ký quỹ. Thống kê của ĐTCK theo dữ liệu trong BCTC quý I/2011 cho thấy, chỉ có 33 CTCK có khả năng triển khai nghiệp vụ này.

Như vậy, những quy định như CTCK không bị cảnh báo hoặc tạm ngừng hoạt động trong 3 tháng gần nhất, không bị xử phạt vi phạm hành chính trong vòng 1 năm, hoặc tỷ lệ an toàn tài chính trong 6 tháng liên tục trong dự thảo trước đó đã được sửa đổi.

Theo quy định trong dự thảo mới, tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một CTCK không được vượt quá 200% vốn chủ sở hữu. Tổng mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 3% vốn chủ sở hữu. Tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của CTCK đối với một loại chứng khoán không vượt quá 10% vốn chủ sở hữu. Tổng số chứng khoán cho vay ký quỹ của một CTCK không được vượt quá 5% tổng số chứng khoán niêm yết. Tuy nhiên, tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu là 70%, tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu là 50% vẫn được giữ nguyên trong dự thảo lần này.

Nguyễn Quang

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Luật hóa margin “quên” dòng vốn từ ngân hàng (11/08/2011)

>   HOSE: Dự kiến đầu năm 2012 kéo dài giao dịch đến 14h30 (10/08/2011)

>   11 câu hỏi thiết thực về margin (09/08/2011)

>   Margin và hệ lụy của hợp đồng hợp tác đầu tư (09/08/2011)

>   Quốc hội thông qua giảm 50% thuế chuyển nhượng chứng khoán, miễn thuế cổ tức (06/08/2011)

>   Thuế đầu tư chứng khoán: Chỉ giảm, không miễn? (06/08/2011)

>   Siết vốn đầu tư ngoài ngành, tiến thoái lưỡng nan (06/08/2011)

>   CTCK lúng túng chặn lệnh đối ứng (06/08/2011)

>   Miễn thuế đầu tư chứng khoán: Không dễ thống nhất (05/08/2011)

>   Sẽ không áp lãi suất ký quỹ tối đa 150% lãi suất cơ bản (05/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật