Thứ Năm, 11/08/2011 09:02

Luật hóa margin “quên” dòng vốn từ ngân hàng

Nhiều CTCK cho rằng, việc UBCK “bỏ quên” nguồn vốn chảy từ ngân hàng đến NĐT qua kênh trung gian là CTCK trong dự thảo văn bản hướng dẫn margin rất dễ dẫn đến quy định về margin khi có hiệu lực sẽ bị vô hiệu hoá.

Với dự thảo văn bản hướng dẫn margin mà UBCK đang hoàn chỉnh, theo các CTCK, chưa thể hiện rõ các hình thái margin cụ thể là gì, bởi đây là cái gốc làm căn cứ xác định hình thái nào là margin và ngược lại, để CTCK chủ động triển khai kế hoạch kinh doanh. Nếu vấn đề mấu chốt này không được đề cập chi tiết trong văn bản hướng dẫn, thì khi quy định về giao dịch margin chính thức có hiệu lực, sẽ gây khó cho cả cơ quan quản lý lẫn CTCK.

Theo Thông tư 74/2011/T-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán thì: "Giao dịch mua ký quỹ chứng khoán là giao dịch mua chứng khoán của khách hàng có sử dụng tiền vay của CTCK và sử dụng các chứng khoán khác có trong tài khoản và chứng khoán mua được bằng tiền vay để cầm cố". Theo giám đốc môi giới một CTCK, với định nghĩa này, cũng như những nội dung đề cập trong dự thảo văn bản hướng dẫn margin, thì margin được hiểu là giao dịch mà CTCK trực tiếp cho NĐT vay vốn với tài sản thế chấp là chính chứng khoán có trong tài khoản của NĐT mở tại CTCK… Nếu hiểu như vậy và với hướng dẫn margin được ban hành theo hướng có nhiều quy định mang tính gò bó, thiếu khả thi như dự thảo, thì chuyện các CTCK "né" quy định để triển khai các hình thái hỗ trợ tài chính cho NĐT na ná margin là điều khó tránh khỏi. Khi đó, UBCK muốn "tuýt còi" cũng không dễ.

Cụ thể, khi NĐT có nhu cầu sử dụng đòn bẩy tài chính, thay vì cho NĐT vay vốn trực tiếp (margin), CTCK đứng ra bảo lãnh cho NĐT vay vốn từ các NHTM. Hình thái này có thể mang lại ít lợi ích hơn cho CTCK, do họ chỉ kiếm được một khoản phí làm trung gian - thấp hơn so với khoản chênh lệch lãi suất mà CTCK đi vay vốn ngân hàng rồi cho NĐT vay lại, nhưng đổi lại, CTCK ít đối mặt với rủi ro hơn. Trong hình thái giao dịch này, với vai trò là trung gian kết nối giữa NHTM với NĐT, CTCK có trách nhiệm phong toả tài khoản của NĐT theo thoả thuận giữa ba bên, mà không lo đối mặt với rủi ro phải thu hồi nợ như hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư hiện nay.

Theo các CTCK, với những lợi thế trên, nếu sản phẩm margin "chính ngạch" khó triển khai, đồng thời khi văn bản hướng dẫn về triển khai giao dịch margin được ban hành mà UBCK "quên" quản lý dòng vốn chảy từ các NHTM, thì rất có thể hình thức margin "tiểu ngạch" trên sẽ trở nên phổ biến. Lý do là bởi hoạt động hỗ trợ tài chính của các CTCK cho NĐT hiện chủ yếu là đi vay vốn NHTM, sau đó cho NĐT vay lại để ăn chênh lệch lãi suất. Trong khi đó, vào những thời điểm TTCK sôi động, thường nhu cầu sử dụng đòn bẩy tài chính của NĐT là rất lớn, nhưng không phải lúc nào CTCK cũng nhanh chóng đáp ứng được, bởi trong nhiều trường hợp CTCK không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Do vậy, để lách luật, đồng thời giúp NĐT không phải đi đường vòng, CTCK sẽ đứng ra làm trung gian kết nối trực tiếp giữa người cần vay vốn (NĐT) với người muốn cho vay (NHTM).

Một băn khoăn khác của các CTCK là với giao dịch cho NĐT chậm nộp tiền T+2 có bị coi là giao dịch ký quỹ không, khi nó cũng có những điểm na ná như margin và đang được nhiều CTCK triển khai? Theo tổng giám đốc một CTCK tại Hà Nội, thực tế, rủi ro của giao dịch chậm nộp tiền T+2 là nếu quá thời hạn này mà NĐT không chuyển tiền vào tài khoản, để CTCK thực hiện thanh toán, thì lúc đó CTCK buộc phải phát vay để không vi phạm các quy định về thanh toán bù trừ đa phương. Đây cũng được coi là hình thái na ná margin, nhưng nó khác ở chỗ theo dự thảo văn bản hướng dẫn margin thì hợp đồng giao dịch này được CTCK và NĐT lập trước khi tiến hành giao dịch, còn hoạt động phát vay đối với các giao dịch quá ngày T+2 chỉ phát sinh sau khi NĐT đã giao dịch. Trong trường hợp này, để đảm bảo khả năng thanh toán, không ít CTCK vay nóng NHTM, sau đó cho NĐT vay lại theo lãi suất do CTCK định ra.

Vậy những hình thái giao dịch trên có bị coi là margin không? Nếu có thì trách nhiệm của CTCK, các NHTM, NĐT đến đâu khi triển khai các hình thái giao dịch này? Nếu không phải là margin, thì nếu CTCK cố tình triển khai sẽ bị xử phạt như thế nào?... Một khi những câu hỏi này không được giải đáp cặn kẽ, thì sẽ khó tránh khỏi tình trạng "xé rào" khi những quy định về margin được triển khai trên thực tế.

Hữu Đạo

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   HOSE: Dự kiến đầu năm 2012 kéo dài giao dịch đến 14h30 (10/08/2011)

>   11 câu hỏi thiết thực về margin (09/08/2011)

>   Margin và hệ lụy của hợp đồng hợp tác đầu tư (09/08/2011)

>   Quốc hội thông qua giảm 50% thuế chuyển nhượng chứng khoán, miễn thuế cổ tức (06/08/2011)

>   Thuế đầu tư chứng khoán: Chỉ giảm, không miễn? (06/08/2011)

>   Siết vốn đầu tư ngoài ngành, tiến thoái lưỡng nan (06/08/2011)

>   CTCK lúng túng chặn lệnh đối ứng (06/08/2011)

>   Miễn thuế đầu tư chứng khoán: Không dễ thống nhất (05/08/2011)

>   Sẽ không áp lãi suất ký quỹ tối đa 150% lãi suất cơ bản (05/08/2011)

>   Margin sẽ được triển khai từ tháng 9? (05/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật