Thứ Hai, 04/07/2011 06:07

Trở tay không kịp với Thông tư 20: Toi tiền tỉ

Theo Thông tư 20 của Bộ Công Thương, từ ngày 26-6, doanh nghiệp (DN) nhập khẩu ô tô dưới chín chỗ ngồi phải có giấy chỉ định, giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó…

Thông tư 20 đã có hiệu lực dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về tính pháp lý của cấp ban hành, về lợi ích nhóm ai lợi, ai thiệt (thị trường ô tô Việt Nam tồn tại ba dạng phân phối) trong khi triển khai nội dung.

Tuy nhiên, có một vấn đề liên quan đến thói quen, tập quán kinh doanh, phương thức giao dịch, thanh toán… trong thương mại rất cần các cơ quan thực thi chính sách linh hoạt giải quyết để tránh thiệt hại cho DN. Đó là những hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng mua bán ngoại thương mà DN Việt Nam đã ký với đối tác nước ngoài mua ô tô số lượng lớn với thời hạn giao hàng hết năm 2011.

Phản ánh với Pháp Luật TP.HCM, ông Mai Trần Thanh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Sao Viễn Đông, cho biết công ty đã ký hợp đồng ngoại thương mua 80 ô tô của một đối tác nước ngoài và đã thanh toán hết 100% số tiền mua. Công ty đã nhận 64 xe, còn lại 14 chiếc dự kiến về Việt Nam vào ngày 22-6. Tuy nhiên, lịch trình của hãng tàu vận chuyển có thay đổi chậm lại. Vì thế lại vướng quy định Thông tư 20.

Tương tự, Công ty TNHH Diệp Hoàng Trí cho biết DN này cũng gặp “sự cố” khi đã ký hợp đồng ngoại thương mua 100 chiếc ô tô dưới chín chỗ với thời hạn giao hàng hết năm 2011. “Tiền thì DN đã trả hết cho đối tác, nếu bây giờ không được nhập ô tô thì xem như mất tiền tỉ” - ông Diệp Phấn Phi, Phó Giám đốc công ty này, cho biết.

Không chỉ đơn lẻ vài DN nhập khẩu ô tô ở TP.HCM mà nhiều DN khác ở Hà Nội cũng làm đơn kiến nghị xem xét giải quyết.

Ở vấn đề này, các DN cho biết DN đã không thể lường trước được sự thay đổi về chính sách. Do đó các hợp đồng ngoại thương nêu trên DN vẫn ký và đã thanh toán hết tiền mua ô tô. Minh chứng cho việc này là các hợp đồng ngoại thương mua ô tô đều ký trước ngày Thông tư 20 ban hành.

Trong câu chuyện trên, DN cho biết đã làm hết sức nhưng vẫn trở tay không kịp. Vì thời gian giao hàng lại phụ thuộc khá lớn vào các hãng tàu vận chuyển, không thể yêu cầu hãng vận chuyển giao nhanh do phải tuân thủ lịch trình. Mặt khác, trường hợp buộc phải tái xuất thì đối tác nước ngoài sẽ không chịu nhận lại hàng và trả lại tiền do họ không có lỗi vì vẫn thực hiện đúng hợp đồng.

Các DN cho biết nếu các vướng mắc trên không được Bộ Công Thương tháo gỡ thì nguy cơ bị phá sản rất cao. Vì số tiền nhập hàng là tiền DN vay ngân hàng, ngoài ra còn chịu nhiều chi phí phát sinh khác như phí lưu kho bãi, phí tái xuất, bồi thường tiền cọc cho khách hàng mua xe…

Bùi Nhơn

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Chế tạo thiết bị cho dự án nhiệt điện: Đừng để “chết yểu” (03/07/2011)

>   Nhập nhèm giá xăng dầu (03/07/2011)

>   Doanh thu vận tải đường sắt 6 tháng tăng 23,4% (02/07/2011)

>   Cạnh tranh hệ thống phân phối: Rát mặt ở “sân sau” (02/07/2011)

>   Quy hoạch Hà Nội: Từ số phận những cây cầu vượt (02/07/2011)

>   Đến 2020 EVN vẫn giữ một nửa nguồn điện (02/07/2011)

>   Sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng đều giảm mạnh (02/07/2011)

>   Hình thành giá bán lẻ xăng dầu: Tìm cơ chế điều hòa lợi ích (02/07/2011)

>   Hơn 1 triệu người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp (02/07/2011)

>   Bộ Công thương bác tin tăng giá điện 8 lần từ nay đến 2013 (01/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật