Thứ Sáu, 01/07/2011 14:13

Thị trường điện cạnh tranh: Gần 50 nhà máy được trực tiếp chào giá

48 nhà máy điện (trên tổng số 73 nhà máy có công suất từ 30MW trở lên) được trực tiếp chào giá trên thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm từ hôm nay 1.7.

Thông tin trên được ông Đặng Huy Cường, cục trưởng cục Điều tiết điện lực (bộ Công thương) cho biết tại buổi lễ khởi động thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm vào sáng 1.7.

Tổng công suất của 48 nhà máy này chiếm 61% công suất đặt toàn hệ thống điện. Các nhà máy thủy điện như Sơn La, Hòa Bình, Yaly không tham gia chào giá trên thị trường.

Ông Cường cho biết, thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm dự kiến sẽ được thực hiện qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1: chào giá, xếp lịch và thanh toán. Giai đoạn 2: Chào giá, lập lịch và huy động thực tế theo bản chào và tính toán thanh toán theo thị trường nhưng không thanh toán theo giá thị trường mà toàn bộ sản lượng điện năng được thanh toán theo giá hợp đồng. Giai đoạn 3: Chào giá, lập lịch và huy động thực tế theo bản chào, tính toán theo giá thị trường. Từng bước thực hiện thanh toán theo thị trường đối với các đơn vị phát điện có đầy đủ điều kiện.

Trong thị trường phát điện cạnh tranh, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ theo bản chào giá của nhà máy theo nguyên tắc huy động các mức công sức của các nhà máy có giá chào từ thấp đến cao khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống.

“Tuy nhiên, việc thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện sẽ được thực hiện theo hai cơ chế: 95 sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giữa các nhà máy với công ty Mua bán điện; 5% sản lượng còn lại sẽ thanh toán theo giá thị trường từng giờ. Tỷ lệ sản lượng điện thanh toán theo hợp đồng sẽ được xem xét, điều chỉnh hàng năm trên cơ sở đánh giá hiệu quả vận hành của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện”, ông Cường lưu ý.

Bộ Công thương cho biết thêm, do thị trường điện cạnh tranh là vấn đề mới, phức tạp nên cần được tiến hành thận trọng, từng bước. Việc vận hành thí điểm là nhằm thử nghiệm tính đồng bộ của hệ thống các văn bản pháp lý, tính đán ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện để các đơn vị điện lực làm quen với cơ chế vận hành của thị trường, cũng như đánh giá tác động của thị trường phát điện cạnh tranh.

Về mặt cơ cấu tổ chức, bộ Công thương khẳng định, vận hành thị trường phát điện cạnh tranh sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế quản lý, điều hành các nhà máy điện hiện nay. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ các nhà máy điện lớn, các nhà máy còn lại thuộc sở hữu của tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ được tổ chức lại thành các tổng công ty phát điện độc lập nhằm tăng quyền chủ động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị này khi tham gia thị trường, đồng thời bảo đảm tính công bằng, minh bạch.

Ông Cường cũng nhấn mạnh, trong giai đoạn thí điểm này, do giá điện vẫn do nhà nước quản lý nên dù giá cả giao dịch giữa các cơ sở phát điện với công ty Mua bán điện như thế nào đi nữa thì người tiêu dùng vẫn chỉ phải trả tiền điện theo biểu giá nhà nước quy định.

Chí Hiếu

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Lãi vay cao, nhiều doanh nghiệp lao đao (01/07/2011)

>   Từ 1-7, hàng triệu hợp đồng điện, nước, điện thoại phải thay đổi (01/07/2011)

>   Siết quy định về kinh doanh hàng không (01/07/2011)

>   30% doanh nghiệp phá sản do lãi suất quá cao (01/07/2011)

>   Công ty Mỹ phản đối dự luật thanh tra cá da trơn (01/07/2011)

>   Mỹ xem Việt Nam là thị trường trọng tâm thúc đẩy (01/07/2011)

>   EVN hứa cấp đủ điện trong 6 tháng cuối năm (01/07/2011)

>   Chốt giá điện gió ở mức 7,8 cent/kWh (01/07/2011)

>   Doanh nghiệp ôtô dài cổ chờ được cứu (01/07/2011)

>   Xuất khẩu sang EU tăng mạnh (30/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật