Thứ Sáu, 29/07/2011 08:17

Sẽ giãn thời hạn xử lý ủy quyền giao dịch chứng khoán

Rắc rối trong việc phải công chứng uỷ quyền giao dịch chứng khoán tại các CTCK lớn đến mức Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) dự kiến sẽ xin Bộ Tài chính một khoảng thời gian là 3 tháng, kể từ 1/8/2011 để các CTCK xử lý vấn đề này.

Theo quy định tại Thông tư 74/2011/TT-BTC, NĐT ủy quyền cho các cá nhân khác phải có công chứng hoặc xác nhận của chính quyền địa phương và phải thực hiện dưới dạng hợp đồng ủy quyền. Trong khi những ủy quyền cũ chưa có hướng dẫn xử lý, việc ủy quyền theo quy định mới có không ít khó khăn.

Tại cuộc trao đổi giữa các CTCK và UBCK nhằm góp ý cho công văn hướng dẫn thực hiện Thông tư 74 diễn ra mới đây, nhiều CTCK cho biết, đang có 2 cách hiểu khác nhau trong việc công chứng ủy quyền giao dịch chứng khoán. Đại diện UBCK cũng thừa nhận đang tồn tại điều này. Một số văn phòng công chứng tại TP. HCM, Đà Nẵng yêu cầu khi đến công chứng người ủy quyền phải có hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng  khoán, hộ khẩu, CMND, giấy xác nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn. Nếu đã kết hôn phải có cả vợ và chồng đến văn phòng công chứng để làm thủ tục. Đại diện Văn phòng Công chứng Bến Thành nói với ĐTCK, NĐT đang trong tình trạng hôn nhân nên tài sản ủy quyền thuộc về cả vợ và chồng.  Do đó, khi thực hiện ủy quyền thì phải có xác nhận của cả vợ hoặc chồng.

Tuy nhiên, một số văn phòng công chứng khác lại cho rằng, không cần phải có chữ ký xác nhận của vợ hoặc chồng. Đại diện Văn phòng công chứng Thăng Long (Hà Nội) cho biết, văn phòng này không yêu cầu khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền người ủy quyền phải có vợ hoặc chồng đến ký xác nhận. Điều này là phù hợp với quy định của pháp luật, bởi trước đó chủ tài khoản mở tài khoản giao dịch, mua - bán chứng khoán, nộp rút tiền chỉ do một mình quyết định, chứ không có chữ ký của vợ hoặc chồng. Nếu bây giờ buộc ủy quyền công chứng phải có chữ ký của vợ hoặc chồng, thì những giao dịch chứng khoán về sau cũng phải yêu cầu như vậy. Điều này tạo ra sự phiền phức không đáng có cho NĐT.

Thừa nhận những văn phòng công chứng chỉ yêu cầu 1 chủ tài khoản xác nhận ủy quyền (không yêu cầu vợ hoặc chồng xác nhận) là đơn giản, thuận tiện cho NĐT, nhưng không ít CTCK vẫn e ngại về tính pháp lý nếu sau này có phát sinh tranh chấp. Trong lĩnh vực chứng khoán, tính đến thời điểm này, số vụ tranh chấp chủ yếu xuất phát từ vấn đề ủy quyền giao dịch. Tuy nhiên, cơ quan quản lý là UBCK và Bộ Tài chính đến nay vẫn chưa bày tỏ quan điểm rõ ràng về vấn đề này bằng hướng dẫn cụ thể, mặc dù thời điểm ngày 1/8 để thực hiện Thông tư 74 đã cận kề.

Nhìn rộng hơn, nhiều CTCK kiến nghị nên chấp nhận hình thức ủy quyền bằng giấy ủy quyền, thay vì hợp đồng ủy quyền dẫn đến phải công chứng, chứng thực. Ông Nguyễn Thanh Hải, Tổng giám đốc CTCK An Bình nêu ra các lý do dẫn đến yêu cầu phải sửa đổi quy định tại Điều 9 Thông tư 74 về tài khoản giao dịch uỷ quyền theo hướng không bắt buộc phải qua công chứng, chứng thực. Một trong những lý do là không phù hợp với xu hướng cải cách thủ tục, giảm phiền hà cho người dân hiện nay; các giao dịch uỷ quyền khác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không đòi hỏi công chứng chứng thực (uỷ quyền tài khoản tiền gửi tại ngân hàng), gây tốn kém đáng kể về chi phí và thời gian cho nhà đầu tư, đặc biệt là không có ý nghĩa nhiều trong bối cảnh giao dịch trực tuyến.

Đại diện một số CTCK cho rằng, không nên vì một số ít vi phạm cố ý làm trái của nhân viên CTCK (tự ý dùng chứng minh nhân dân người khác mở tài khoản và uỷ quyền) để buộc tất cả những NĐT (số đông) khi uỷ quyền phải qua công chứng, chứng thực. Việc uỷ quyền này chỉ cần quy định bằng hình thức văn bản (giấy uỷ quyền, hợp đồng uỷ quyền) ghi rõ phạm vi uỷ quyền; có chữ ký của bên uỷ quyền (trùng khớp với chữ ký mẫu của chủ tài khoản), chữ ký người được uỷ quyền và có xác nhận của CTCK là đủ.

Nguyên Thành

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thông tư 74: Rắc rối ủy quyền công chứng (27/07/2011)

>   Chứng khoán phải niêm yết sau 1 năm phát hành (25/07/2011)

>   Lập quy chuẩn mới về công bố thông tin (23/07/2011)

>   Đột phá trong phương thức bán cổ phần (22/07/2011)

>   UBCK thẩm định chặt hồ sơ gọi vốn cho dự án bất động sản (22/07/2011)

>   Công ty chứng khoán - Âu lo trước giờ G (21/07/2011)

>   Dự thảo thay thế Thông tư 09: Chặt chẽ nhưng khó khả thi (21/07/2011)

>   CTCK phát hành riêng lẻ: Nên thống nhất 1 đầu mối quản lý (21/07/2011)

>   Doanh nghiệp cổ phần hóa có tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược (20/07/2011)

>   Khỏa lấp kẽ hở pháp lý về chứng khoán (20/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật