Thứ Sáu, 22/07/2011 11:11

Đột phá trong phương thức bán cổ phần

Ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng Đổi mới sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (DN), Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho rằng, quy định linh hoạt hơn trong chính sách bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần sẽ tạo thêm sức hút của DN cổ phần hoá đối với các nhà đầu tư lớn.

Thưa ông, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược luôn không dễ với các DN cổ phần hoá, kể cả các DN quy mô lớn. Thay đổi của Nghị định 59/2011/NĐ-CP về nội dung này như thế nào?

Nghị định này bổ sung quy định trong việc bán cổ phần theo phương thức thoả thuận trước khi thực hiện đấu giá công khai, cho các nhà đầu tư chiến lược, đảm bảo mục tiêu thu hút nhà đầu tư có kinh nghiệm tham gia quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN sau chuyển đổi.

Theo đó, nếu thực hiện phương thức đấu giá công khai trước, giá bán cho nhà đầu tư chiến lược là giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai, thay vì không thấp hơn giá đấu thành công bình quân theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP.

Đối với trường hợp thoả thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai, giá bán cho nhà đầu tư chiến lược là giá thoả thuận giữa các bên, hoặc là giá đấu thành công, nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hoá phê duyệt.

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP, các DN cổ phần hoá đều không thể lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược.

Các DN còn lại trong kế hoạch cổ phần hoá về cơ bản có quy mô lớn, chủ yếu là các công ty mẹ, các tập đoàn, tổng công ty lớn.

Với đặc thù này, cùng với thực tế các công ty chứng khoán phát triển mạnh về số lượng cũng như về chất lượng dịch vụ, hệ thống các sở giao dịch chứng khoán đã chuyên nghiệp và có đầy đủ phương tiện thực hiện các cuộc đấu giá bán cổ phần lớn và cũng để giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết, Nghị định 59/2011/NĐ-CP đã bỏ nội dung quy định phải đăng ký bán đấu giá với Bộ Tài chính.

Phương thức bảo lãnh phát hành cũng được sửa đổi theo hướng áp dụng phương thức bảo lãnh phát hành cổ phần lần đầu khi cổ phần hoá theo giá không thấp hơn giá khởi điểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp bảo lãnh phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về quyền mua, góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại DN Việt Nam.

Theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP, phương pháp bảo lãnh phát hành chỉ được áp dụng trong các trường hợp bán cổ phần lần đầu cho một số nhà đầu tư nhất định theo các điều kiện cam kết nhất định sau khi đã tổ chức bán đấu giá công khai, không có tính khả thi, do đã có kết quả bán cổ phần, nên trường hợp không bán được thì các tổ chức có chức năng bảo lãnh cũng không thực hiện nghiệp vụ này.

Với số lượng cổ phần không bán hết thì sao, thưa ông?

Theo cơ chế hiện hành, DN được tổ chức bán tiếp số cổ phần không bán hết. Tuy nhiên, do không quy định cụ thể thời hạn chấm dứt việc thực hiện bán cổ phần, nên đã có tình trạng DN tổ chức thực hiện bán cổ phần chưa bán hết nhiều lần, dẫn tới kéo dài thời gian, tăng chi phí và làm chậm tiến trình cổ phần hoá.

Để khắc phục bất cập này, Nghị định 59/2011/NĐ-CP xác định rõ số lượng cổ phần không bán hết là gì và Ban chỉ đạo cổ phần hoá được quyền chào công khai bán tiếp số lượng cổ phần không bán hết cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá theo phương thức thoả thuận trực tiếp.

Trường hợp vẫn không bán hết, Ban chỉ đạo cổ phần hoá báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá thực hiện điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ để chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Đồng thời, Ban chỉ đạo cổ phần hoá và người đại diện phần vốn nhà nước tại DN cổ phần hoá có trách nhiệm thông qua Đại hội cổ đông về quyền bán tiếp phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần công khai ra công chúng sau khi công ty cổ phần đã chính thức hoạt động theo Luật DN theo phương án cổ phần hoá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khánh An

đầu tư

Các tin tức khác

>   UBCK thẩm định chặt hồ sơ gọi vốn cho dự án bất động sản (22/07/2011)

>   Công ty chứng khoán - Âu lo trước giờ G (21/07/2011)

>   Dự thảo thay thế Thông tư 09: Chặt chẽ nhưng khó khả thi (21/07/2011)

>   CTCK phát hành riêng lẻ: Nên thống nhất 1 đầu mối quản lý (21/07/2011)

>   Doanh nghiệp cổ phần hóa có tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược (20/07/2011)

>   Khỏa lấp kẽ hở pháp lý về chứng khoán (20/07/2011)

>   UBCK kiểm tra hoạt động tại 40 CTCK (20/07/2011)

>   Phí ứng trước tiền bán chứng khoán sẽ không chịu VAT (19/07/2011)

>   UBCK sẽ hướng dẫn chi tiết về 2 quyền lợi mới của NĐT (19/07/2011)

>   Margin: Chốt tỷ lệ cho vay tối đa ở mức 30% (17/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật