Thứ Bảy, 23/07/2011 09:45

Myanmar: Khủng hoảng tiền tệ khiến doanh nghiệp xuất khẩu lao đao

(Vietstock) - Lời cam kết phát triển kinh tế và các cuộc cải cách có lợi cho doanh nghiệp của Chính phủ Myanmar dường như không có thực đối với doanh nhân Tin Maung, một nhà xuất khẩu hải sản lớn đang bên bờ vực phá sản.

Theo Reuters, đồng kyat (MMK) của Myanmar đã tăng 20% trong năm qua, mức tăng mạnh hơn bất kỳ đồng tiền nào khác của châu Á. Điều này đã tác động tiêu cực đến các thương nhân và doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh lạm phát đẩy chi phí lên cao và Chính phủ mới không có bất kỳ hành động nào nhằm ngăn chặn đà tăng giá của đồng nội tệ.

Đồng kyat mạnh, giá thực phẩm và nhiên liệu cao là một phép thử quan trọng đối với Chính phủ mới, không chỉ về mặt kinh tế mà còn chính trị.

Dòng vốn bằng đồng USD tiếp tục đổ mạnh vào nền kinh tế Myanmar vì nhà đầu tư nước ngoài muốn tiếp cận nguồn tài nguyên to lớn của nước này và các thương nhân vãng lai muốn mua đá quý.

Sự “án binh bất động” của Chính phủ trước đà tăng giá của đồng kyat và đà leo thang của giá thực phẩm đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các nhà xuất khẩu, những người nông dân, và các nhân viên nhận lương bằng đồng USD. Các doanh nghiệp đang đóng cửa, cắt giảm lương bổng và việc làm vì chi phí sản xuất tăng cao.

Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu phải gánh chịu tác động nặng nề khi đồng kyat trên thị trường chợ đen giao dịch quanh mức 785 MMK/USD, tăng đáng kể so với mức 1,000 MMK/USD cách đây một năm.

Chính phủ Myanmar không công khai thừa nhận về cuộc khủng hoảng tiền tệ tại nước này và đã tiến hành cắt giảm thế xuất khẩu từ 10% xuống 7% với hiệu lực kể từ tháng 7. Tuy nhiên, biện pháp trên được xem là quá nhẹ và quá muộn.

Theo các nhà kinh tế tư nhân, sự yếu kém của đồng USD chính là động lực cho sự tăng giá của đồng kyat bên cạnh nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như sự gia tăng của hoạt động xuất khẩu gỗ và năng lượng, chủ yếu là sang Trung Quốc và Thái Lan, đã khiến nhu cầu đối với đồng kyat tăng cao.

Chỉ riêng trong 8 tháng qua, Myanmar đã bán các loại đá quý như ngọc bích, hồng ngọc, và sapphire tại 3 cửa hàng lớn và thu được khoảng 5.7 tỷ USD.

Ngoài ra, dòng vốn bằng đồng USD còn chảy vào mạnh khi các quỹ đầu tư ngoài nước gửi tiền về để mua các tài sản và bất động sản quốc doanh trong năm ngoái.

Ông Sean Turnell, chuyên gia kinh tế tại Đại học Macquarie của Australia cho rằng một yếu tố khác khiến đồng kyat tăng giá là việc buôn bán ma túy và thuốc phiện phạm pháp. Được biết, Myanmar là nước sản xuất ma túy và thuốc phiện lớn nhất thế giới.

Không có khả năng can thiệp

Theo ông Turnell, tiền bán ma túy được chuyển sang kyat để chi trả cho những người trồng thuốc phiện và nông dân tại các nhà máy thuốc phiện phi pháp. Phần còn lại được chuyển tới các ngân hàng và doanh nghiệp hoặc đổ vào thị trường bất động sản đang bùng nổ tại nước này. Đa số các giao dịch đều được thực hiện bằng đồng kyat.

Việc thiếu hụt các số liệu đáng tin cậy hoặc sự thiếu minh bạch trong nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã cho phép các ông trùm tại Myanmar tiếp tục giàu có.

Các nhà kinh tế cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy các nhà làm chính sách sẽ tiến hành can thiệp vào đà tăng giá của đồng nội tệ.

Ông Maw Than, cựu hiệu trưởng của Học viện Kinh tế Yangon cho rằng: “Tại các quốc gia khác, ngân hàng trung ương sẽ tiến hành can thiệp tiền tệ nhưng điều này sẽ không thể xảy ra tại Myanmar. Nếu không nhanh chóng áp dụng một số giải pháp, tác động tiêu cực lên nền kinh tế là rất lớn”.

Chính phủ Myanmar muốn thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu nhưng vấp phải rào cản từ sự tăng giá của đồng kyat.

Chẳng hạn như, xuất khẩu gạo giảm gần 30% trong năm 2010 bất chấp sản lượng ngũ cốc gia tăng vì sự tăng giá của đồng nội tệ đã làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này.

Ông Hla Maung Shwe, một thương nhân nổi tiếng và là Phó chủ tịch Liên đoàn các Phòng Thương mại Myanmar nhận định: “Điều này đã tác động mạnh đến chúng tôi từ các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, đến người tiêu dùng. Càng bán, chúng tôi càng lỗ”.

Phạm Thị Phước (Theo CNBC)

Các tin tức khác

>   Campuchia: Sihanouk Ville sẽ là trung tâm kinh tế lớn (13/07/2011)

>   Tháng 5/2011, lạm phát tại Campuchia nhảy vọt 6.5% (06/07/2011)

>   WB: Kinh tế Lào tăng trưởng 8.6% năm 2011 (03/07/2011)

>   Campuchia: Đầu tư 5 tháng đầu năm đạt 2.61 tỷ USD (29/06/2011)

>   Campuchia xây nhà máy lọc dầu đầu tiên vào 2012 (16/06/2011)

>   Lào: Lạm phát tháng 4 tăng gần 10% (14/06/2011)

>   Campuchia hấp dẫn đầu tư từ Nhật mạnh nhất ở châu Á (13/06/2011)

>   Dự án đô thị Ngọc Hầu thu hút kiều bào ở Campuchia (12/06/2011)

>   Một số khó khăn và thuận lợi trong đầu tư kinh doanh tại Campuchia hiện nay (09/06/2011)

>   Lào: Lạm phát 6 tháng đầu năm tăng 3.2% (04/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật