Thứ Năm, 09/06/2011 12:20

Một số khó khăn và thuận lợi trong đầu tư kinh doanh tại Campuchia hiện nay

Ngày 30/05/2011, Ngài Cham Prasidh, Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia đã có cuộc trả lời phỏng vấn với báo The Phnom Penh Post về môi trường đầu tư kinh doanh tại Campuchia, những thách thức của việc thu hút đầu tư vào Campuchia và ảnh hưởng đối với hoạt động thương mại của của cuộc xung đột biên giới Campuchia - Thái Lan thời gian gần đây.

* Campuchia hấp dẫn các quỹ đầu tư

Trả lời phỏng vấn, Bộ trưởng Cham Prasidh đã nêu quan điểm cụ thể như sau:

1. Những điểm mạnh của Campuchia và những lý do nên đầu tư vào Campuchia.

Khi một nhà đầu tư đến với Campuchia, họ quan tâm đến ít nhất là 03 vấn đề chính.

Vấn đề thứ nhất là sự ổn định chính trị, mà Campuchia đã đảm bảo được sự ổn định chính trị.

Thứ hai là sự ổn định kinh tế vĩ mô, Campuchia cũng đã có được điều này mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia chứ không riêng chỉ Campuchia. Ngoại trừ điều này, nền kinh tế Campuchia đang trong tình trạng tích cực.

Vấn đề thứ ba là việc có được một hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp, có nghĩa là các quy định quy tắc quốc tế cũng đang được thực hiện tại Campuchia, không có chuyện thực hiện theo luật rừng.

Đó mới chỉ là 03 vấn đề chính, Campuchia còn có thể cung cấp cho các nhà đầu tư thêm một nhân tố nữa, đó là khả năng hội nhập vào thị trường quốc tế. Chúng ta mời các nhà đầu tư đến Campuchia để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu trên nền tảng Campuchia không bị rào cản về quota trên thị trường này. Đối với Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia lớn khác cũng vậy, toàn bộ đều là miễn thuế và không áp dụng quota.

Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác là Campuchia có một chính sách thương mại hoàn toàn rộng mở.

2. Về một số hạn chế trong việc đầu tư kinh doanh tại Campuchia và những nỗ lực hiện tại của Chính phủ để khắc phục những hạn chế này.

Người ta thường cho rằng Campuchia chỉ là một thị trường nhỏ. Campuchia chỉ có 14 triệu dân trong khi đó các nước láng giềng có tới 70-80 triệu dân, các nước phía Nam có tới hơn 200 triệu dân, và ở phía Bắc là hơn 1 tỷ. Khi các nhà đầu tư quan tâm đến khu vực, trong khi Campuchia cố gắng thu hút đầu tư thì họ lại chọn Thái Lan và Việt Nam vì các nước này có thị trường nội địa lớn hơn Campuchia. Vậy thì chúng ta cần phải mang đến cho các nhà đầu tư một cách kinh doanh khác tại Campuchia.

Một khó khăn nữa là cơ sở hạ tầng tại Campuchia vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, có thể thấy Chính phủ Campuchia đã cố gắng cải thiện cơ sở hạ tầng.

Campuchia còn gặp khó khăn về vấn đề giá điện. Tuy nhiên, các công trình thủy điện đã bắt đầu được triển khai xây dựng. Trong thời gian không đến 10 năm tới, nhiều nhà máy điện ở Pursat, Koh Kong và phía Đông Bắc Campuchia sẽ phát điện. Và vấn đề giá điện sẽ không còn là một khó khăn đối với các nhà đầu tư kinh doanh tại Campuchia.

Campuchia đang có một thẻ ưu tiên, đó là khả năng xâm nhập thị trường, trong khi đó các nước láng giềng lại không có ưu thế đó. Lào và Myanmar cũng có lợi thế như Campuchia, đó cũng là các nước kém phát triển, nhưng Lào không có cửa ra biển, còn Myanmar thì lại không có quyền xâm nhập thị trường các nước phát triển. Trong khối ASEAN, chỉ có Campuchia là có lợi thế lớn nhất để phát triển với tư cách là một nước kém phát triển.

3. Về yêu cầu cần đa dạng hóa xuất khẩu, hạn chế sự phụ thuộc vào một ngành may mặc.

Đối với các nước kém phát triển như Campuchia thì việc có thị trường lớn ở láng giềng là điều rất khó khăn. Các ngành có thể phát triển được tại Campuchia phải cạnh tranh được với các nước láng giềng. Campuchia có lợi thế về lao động giá rẻ so với Thái Lan và Việt Nam. Vậy thì ngành gì có thể tận dụng được lợi thế lao động giá rẻ? Đầu tiên thì đó chính là ngành may mặc và da giày. Do đó hai ngành này đã và đang phát triển mạnh tại Campuchia.

Còn về điện tử và các sản phẩm khác thì sao? Người ta thường nhận thức sai lầm khi cho rằng Campuchia vẫn còn nhiều người mù chữ. Campuchia đã tiến bộ nhiều trong hệ thống giáo dục và nhiều điều đã thay đổi. Nếu anh muốn đầu tư vào sản xuất con chip vi xử lý chẳng hạn, không có nghĩa là anh cần tới toàn các tiến sỹ và kỹ sư mà anh chỉ cần 10 đến 20 người như vậy, trong khi số còn lại chỉ cần biết những kỹ năng đơn giản, chẳng hạn như vặn ốc. Nhiều sản phẩm đang được sản xuất tại Campuchia, ví dụ xe đạp. Trước đây không ai nghĩ Campuchia có thể sản xuất xe đạp. Các dây chuyền lắp ráp xe máy cũng đang hoạt động tại Campuchia. Khi các sản phẩm đó được sản xuất tại Campuchia, người ta sẽ nhận ra là tại sao lại không đầu tư sản xuất tại Campuchia. Điều này sẽ được cải thiện từng bước và ngành công nghiệp ô tô cũng sẽ vào Campuchia khi mà các nhà đầu tư nhận thấy cơ hội chế xuất tại Campuchia.

4. Bài học rút ra từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Campuchia.

Bài học lớn nhất tôi rút ra là cần cố gắng không nên dựa quá nhiều vào một ông anh lớn nào đó. Vấn đề là nếu bạn nghĩ một ông anh lớn nào đó không bao giờ suy yếu thì khi anh ta suy yếu sẽ ảnh hưởng mạnh đến những người em nhỏ.

5. Lý do hoãn hội chợ Thái Lan hồi tháng 5 năm 2011, liệu điều đó có gây nên sự leo thang tiêu cực?

Lý do hoãn hội chợ Thái Lan tháng 5/2011 là do một số hành xử sai trái tại khu vực biên giới Campuchia - Thái Lan. Trong khi căng thẳng đang diễn ra, quân đội Thái cũng can thiệp vào dòng hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới, ngăn cản một số hàng hóa thiết yếu từ Thái vào Campuchia. Đó là các mặt hàng xăng dầu, sắt thép, xi măng vì họ cho là Campuchia sử dụng xây lô cốt và xăng dầu thì cung cấp cho quân đội Campuchia. Đồng thời, Bộ Thương mại Thái Lan cũng áp đặt các loại thuế mới lên hàng hóa từ Campuchia. Tất nhiên là họ cũng áp dụng các loại thuế này đối với hàng hóa các nước khác nhưng họ không tuân thủ các quy định của ASEAN, làm ảnh hưởng đến quan hệ biên mậu.

Tôi hoãn hội chợ của Thái Lan không phải là do vấn đề khó khăn vì Campuchia không thể bán được hàng hóa qua biên giới mà là do sự can thiệp của quân đội Thái vào thương mại. Các bạn có thể thấy chính sách của Thủ tướng Hun Sen là xác định xung đột chỉ liên quan đến quân sự, không phải là trong lĩnh vực kinh tế. Do đó, chúng tôi vẫn tiếp tục xúc tiến thương mại.

Phía Thái Lan dự kiến tổ chức Hội chợ lần này ngay sau khi quân đội Thái Lan gây chuyện đối với hàng hóa của Campuchia ở biên giới. Vậy thì sẽ không hợp lý nếu chúng ta xúc tiến thương mại cho hàng hóa Thái Lan khi mà họ gây khó dễ cho hàng hóa Campuchia ở khu vực biên giới. Do đó, tôi nói với họ rằng tôi không dám đảm bảo người dân Campuchia tham dự triển lãm sẽ đến để mua hàng của Thái Lan hay là sẽ đến để gây sự với những doanh nghiệp Thái tại Hội chợ. Campuchia không thể đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp Thái. Trong khi anh gây khó dễ cho hàng hóa của tôi thì anh lại đòi hỏi tôi xúc tiến cho hàng hóa của anh vào thị trường tôi, điều đó là không công bằng.

Trong lĩnh vực thương mại, chúng ta đã bắt đầu thấy sự suy giảm kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. Theo tôi thì sự suy giảm này sẽ ở mức ít nhất là 20%, không phải là do người dân lo ngại sự an toàn của hàng hóa qua biên giới mà là do lo ngại hàng hóa sẽ không được bán phổ biến ở thị trường Campuchia như trước kia.

Ai sẽ là người thiệt hại, hàng năm chúng ta chỉ xuất khẩu có 200 triệu USD sang Thái Lan trong khi đang nhập tới 2 tỷ USD. Do đó, tôi muốn nêu lên những thuận lợi và khó khăn chung. Tôi muốn thông qua kinh doanh để tạo dựng một khu vực biên giới hòa bình và hợp tác với Thái Lan. Nhưng vấn đề là ở chỗ các nhà chính trị trong nước lại can thiệp vào với cách hàng xử như nêu trên.

6. Cuộc xung đột có ảnh hưởng đến quan điểm của các thương nhân quốc tế đối với Campuchia?

Không có ảnh hưởng. Một là, các thương nhân quốc tế hiểu là Campuchia đang bị lấn át bởi một quốc gia lớn hơn. Đồng thời, họ cũng biết Campuchia đang cố gắng xác định xung đột hiện tại với Thái Lan chỉ liên quan đến vấn đề biên giới và do đó các bên vẫn có thể hợp tác kinh doanh với nhau.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ không có gì thay đổi ở Campuchia. Kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, chính trị vẫn ổn định, một cơ chế pháp lý vững chắc và có thể đoán định rõ ràng vẫn đang tồn tại ở Campuchia, khả năng xâm nhập thị trường cũng vậy. Cả bốn yếu tố nêu trên đều vẫn không thay đổi ở Campuchia.

7. Thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh tại Campuchia?

Thị trường chứng khoán sẽ cung cấp nguồn vốn cho các công ty đang cần vốn mà ngân hàng không thể cung cấp được. Chúng ta cần đi từng bước và đây sẽ là một công cụ quan trọng cho nền kinh tế trong tương lai. Chúng ta cần phải đi từng bước một để đảm bảo thị trường chứng khoán sẽ không trở thành một trái bom hẹn giờ cho nền kinh tế Campuchia trong tương lai mà là một con đường được bằng phẳng cho những đối tượng muốn huy động vốn. Và chúng ta phải đảm bảo con đường đó là an toàn.

Thương vụ Việt Nam tại Campuchia

Các tin tức khác

>   Lào: Lạm phát 6 tháng đầu năm tăng 3.2% (04/06/2011)

>   Tập đoàn cao su trồng 100.000 ha cao su tại Campuchia (03/06/2011)

>   Việt Nam trở thành nhà đầu tư nước ngoài số 1 tại Lào (31/05/2011)

>   Myanmar: Những bước đi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài (29/05/2011)

>   Campuchia chuẩn bị xây dựng sân bay mới (27/05/2011)

>   Lạm phát tại Lào thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á (09/05/2011)

>   Đầu tư nước ngoài vào Myanmar mạnh nhất trong 20 năm (07/05/2011)

>   Doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia trồng mía (06/05/2011)

>   Gần 1 tỷ USD được ký kết giữa Campuchia – Việt Nam (27/04/2011)

>   Việt Nam đứng thứ 3 về đầu tư tại Campuchia (24/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật