Chủ Nhật, 29/05/2011 00:04

Myanmar: Những bước đi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài

(Vietstock) - Myanmar đang hướng đến kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 5 (từ 2001-2012 đến 2015-2016) với chỉ tiêu tăng trưởng 10.5% cho năm tài khóa 2011-2012 bắt đầu vào tháng 4/2011.

Thu hút được 36.05 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo số liệu thống kê chính thức của Myanmar, kể từ khi bắt đầu áp dụng chính sách kinh tế thị trường vào cuối năm 1988 đến cuối tháng 3 năm nay, nước này thu hút được tổng cộng 36.05 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 31 quốc gia và khu vực.

Trong đó, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) là nước đầu tư nhiều nhất vào Myanmar với 15.5 tỷ USD, tiếp theo là Thái Lan với 9.56 tỷ USD, Hàn Quốc 2.92 tỷ USD, Anh 2.66 tỷ USD, và Singapore 1.82 tỷ USD.

Lĩnh vực thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất là năng lượng điện với 14.5 tỷ USD, dầu khí 13.8 tỷ USD, khai mỏ 2.8 tỷ USD, sản xuất 1.7 tỷ USD, khách sạn và du lịch 1 tỷ USD.

Đáng chú ý, riêng trong năm 2010-2011, Myanmar thu hút được hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, nhiều hơn so với số vốn thu hút được trong hai thập kỷ qua.

Trong năm qua, Trung Quốc dẫn đầu với 7.75 tỷ USD, tiếp theo là Hồng Kông 5.79 tỷ USD, Hàn Quốc 2.67 tỷ USD, Thái Lan 2.14 tỷ USD, Anh 799 triệu USD và Singapore 226 triệu USD.

Trong đó, dầu khí nhận được 10.17 tỷ USD, năng lượng điện 8.22 tỷ USD, khai khoáng 1. 39 tỷ USD và sản xuất 66.32 tỷ USD.

Xuất khẩu chủ yếu là dầu khí, nông nghiệp

Giá trị ngoại thương của Myanmar tăng lên 15 tỷ USD trong năm tài khóa 2010-2011 từ mức 11.8 tỷ USD trong năm 2009-2010. Trong đó, xuất khẩu chiếm 8.86 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm trước. Lĩnh vực xuất khẩu nhiều nhất là dầu khí và nông nghiệp với các sản phẩm như gạo, đậu, đá quý, và hải sản.

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Myanmar với khoảng 2.91 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc 1.2 tỷ USD, Ấn Độ 871.93 triệu USD, Singapore 457 triệu USD, Malaysia 437.82 triệu USD, Nhật Bản 238.12 triệu USD, và Hàn Quốc 149.28 triệu USD.

Về thương mại biên giới, Thái Lan cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Myanmar với 2.9 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc 1.2 tỷ USD, và Ấn Độ 870 triệu USD.

Chú trọng hợp tác với các công ty khai thác và sản xuất dầu khí nước ngoài

Ủy ban thực hiện dự án đặc biệt của Chính phủ, đứng đầu là Tổng thống U Thein Sein, đang chú trọng vào lĩnh vực dầu khí và đề ra các quy định nhằm hợp tác nhiều hơn với các công ty khai thác và sản xuất dầu khí nước ngoài.

Hiện Myanmar đang xúc tiến nhiều dự án khai thác và sản xuất dầu khí cũng như khai mỏ với các công ty của Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc.

Theo số liệu thống kê chính thức, đầu tư ngước ngoài vào lĩnh vực dầu khí Myanmar chạm mức 13.5 tỷ USD vào cuối năm 2010 khi nước này mở cửa đối với hoạt động đầu tư trên vào cuối năm 1988.

Trong năm tài khóa 2009-2010, Myanmar xuất khẩu tới 8.29 tỷ m3 khí, và trở thành nước xuất khẩu khí lớn thứ 2 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo các điều kiện địa chất, Myanmar có 14 mỏ địa chất trên đất liền. Trong đó, Công ty Dầu khí Myanmar đã tiến hành khảo sát tại khu vực trung tâm, khu vực Pyay và Delta.

Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn rất nhiều khu vực tại Myanmar có tiềm năng cho hoạt động khai thác dầu khí.

Phát triển các khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt

Bên cạnh hơn 600 nhà máy quốc doanh, Myanmar còn có tổng cộng 18 khu công nghiệp tư nhân trên khắp cả nước. Lĩnh vực công nghiệp Myanmar đóng góp khoảng 20% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực tư nhân vào ngành công nghiệp là 92.36%.

Myanmar vừa phát thảo chương trình phát triển các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) sau khi bộ luật về SEZ được ban hành vào tháng 1 năm nay nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế.

Theo dự án SEZ, Myanmar và Thái Lan đang hợp tác xây dựng cảng nước sâu Dawei, khu công nghiệp, hệ thống đường bộ và đường sắt sang Thái Lan tại khu vực miền nam Tanintharyi với tổng giá trị 13 tỷ USD.

Hơn nữa, Tập đoàn CITIC của Trung Quốc và Myanmar cũng đã ký hợp đồng bổ sung về dự án phát triển kỹ thuật và kinh tế cũng như các dự án xây dựng đường sắt và cảng biển.

Phạm Thị Phước (Theo Xinhuanet)

Các tin tức khác

>   Campuchia chuẩn bị xây dựng sân bay mới (27/05/2011)

>   Lạm phát tại Lào thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á (09/05/2011)

>   Đầu tư nước ngoài vào Myanmar mạnh nhất trong 20 năm (07/05/2011)

>   Doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia trồng mía (06/05/2011)

>   Gần 1 tỷ USD được ký kết giữa Campuchia – Việt Nam (27/04/2011)

>   Việt Nam đứng thứ 3 về đầu tư tại Campuchia (24/04/2011)

>   DPM tăng cường hoạt động tại Campuchia (24/04/2011)

>   “Lào cần phải phát triển” (23/04/2011)

>   Khơi mạch đầu tư sang Campuchia (20/04/2011)

>   IMF: Lạm phát 2011 của Campuchia sẽ tăng gấp đôi năm 2010 (16/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật