Thứ Sáu, 08/07/2011 17:55

Khi báo cáo phân tích biến thành “vũ khí”

Trên các diễn đàn mạng, bản tin tổng hợp nhận định thị trường của các CTCK thường nhận được vô số các chỉ trích từ phía NĐT. Bên cạnh hạn chế về năng lực, không hiếm báo cáo, người viết đã bẻ cong ngòi bút một cách có chủ ý.

Khoảng nửa năm nay, CTCK TP. HCM (HSC) đã ngưng hoàn toàn việc cung cấp rộng rãi các báo cáo phân tích (BCPT), trừ bản tin ngày. Hiện tại, muốn truy cập vào BCPT công ty, bản tin trái phiếu, BCPT chiến lược…, người truy cập được yêu cầu nhập tài khoản và mật khẩu.

Trước HSC, CTCK Thăng Long (TLS) cũng chỉ cung cấp các báo cáo chuyên sâu cho các khách hàng của mình. Nhưng từ tháng 10/2010, các bản tin chỉ còn đưa ra bình luận về diễn biến nổi bật, thông tin kinh tế nổi trội, các khuyến nghị mua bán hàng ngày không còn. Giải thích về thay đổi này, ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc TLS cho biết, việc ngừng cung cấp khuyến nghị trong các bản tin công khai là nhằm lành mạnh hóa môi trường thông tin cũng như khẳng định tính độc lập trong quan điểm phân tích chính thức của Công ty. Nhưng với HSC, giải thích về các thay đổi bất tiện, một lãnh đạo Công ty đã chia sẻ thẳng thắn: đây là một trong những cách HSC thu hút khách hàng, người có nhu cầu đọc BCPT có thể chưa có giao dịch tại HSC nhưng có thể trở thành các khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Với một số CTCK hàng đầu như TLS, HSC, các BCPT được sử dụng như một vũ khí thu hút khách hàng. Thậm chí, đã xuất hiện các BCPT giả mạo mượn danh CTCK. Cách đây chưa lâu, một website đã quảng cáo về tổng đài 6733, theo đó, khách hàng chỉ cần gửi tin nhắn sẽ được tư vấn cổ phiếu nào nên mua trong ngày (theo quảng cáo từ tư vấn của nhóm môi giới TLS). Cùng thời gian này, một BCPT "Company Report: Tổng CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico - KSS" được phát tán theo đường bưu điện gửi tới nhiều tổ chức đầu tư. Báo cáo nhằm khuyến nghị các tổ chức và nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu KSS. Tuy nhiên, cả hai chỉ là sự mượn danh, uy tín của TLS và của ông Quách Mạnh Hào được sử dụng làm vũ khí để dụ khị các NĐT thiếu kinh nghiệm.

Sự ác cảm của thị trường với các BCPT thời gian qua một phần từ việc có quá nhiều tổ chức đưa ra các thông tin dẫn dắt có ý đồ. Đơn cử là bản phân tích cổ phiếu SC5 của LNx Corp. Sự thô thiển lên tới đỉnh điểm khi một tổ chức tư vấn không có chức năng phân tích vẫn có thể cho ra đời một báo cáo trong đó định giá EPS của cổ phiếu SC5 trong giai đoạn 2010 - 2012 lên tới 52.000 đồng (!) Bí mật này bị lật tẩy ngay sau khi báo cáo xuất hiện. Theo đó, một NĐT lập công ty tư vấn và trở thành đại lý cho một CTCK lớn. Có trong tay một số lượng khách hàng nhất định, NĐT này gửi email khuyến nghị tới khách hàng mỗi ngày. BCPT cổ phiếu SC5 được phát tán rộng rãi cũng là lúc NĐT nọ muốn hoàn tất quá trình phân phối tại vùng đỉnh.

Nhận định, phân tích phụ thuộc kiến thức, khả năng thu lượm và xử lý thông tin, dữ liệu, nên các nhận định thường mang tính chủ quan. Vì vậy, mới đây, trưởng phòng môi giới 2 của một CTCK lớn bỗng đăng đàn làm công việc của một nhà phân tích nhận định xu hướng thị trường. Diễn biến sau đó cho thấy các viễn cảnh tươi sáng hoàn toàn trật lất cũng không đáng phải trách cứ. Nhưng giới broker lại có cách nhìn khác về sự kiện này. Theo đó, cá nhân này và cả lượng khách hàng đang mắc kẹt với số cổ phiếu margin nên cố gắng định hướng thị trường có ý đồ. Cũng chung nghi vấn này, cuối năm 2009 đầu năm 2010, hai CTCK lớn đã phối hợp tổ chức hội thảo về viễn cảnh TTCK năm 2011. Thực tế sau đó khác quá xa so với các nhận định. Nhà phân tích không thể nói đúng tất cả hoặc không được phép sai lầm. Nhưng nếu như các nhận định sai lệch của một cá nhân có thể biện hộ do hạn chế năng lực thì khó có thể dùng lý lẽ này để biện hộ các nhận định sai lệch của cả một tập thể hùng hậu các chuyên viên phân tích. Một năm rưỡi đã trôi qua nhưng nhiều NĐT vẫn đặt nghi vấn có hay không hội thảo nhận định thị trường đã trở thành "vũ khí bí mật" để một vài CTCK tiến hành "xả hàng"?

Với các báo cáo, hiện nay các CTCK luôn đưa ra khuyến nghị để miễn trừ trách nhiệm phía cuối bản tin. Bên cạnh đó, phần lớn các báo cáo hiện nay vẫn là sản phẩm cung cấp miễn phí nên khó đòi hỏi về chất lượng. Tuy nhiên, một TTCK lành mạnh về thông tin phải đảm bảo báo cáo của các nhà phân tích được chuyển tải đúng chừng mực và thị trường tiếp thu có chừng mực. Bên cạnh sự ứng xử vừa phải của NĐT (không nên quá quan trọng báo cáo hay chuyên gia phân tích, không quá thành kiến hay ác cảm…), các CTCK cũng nên tự nguyện công bố các thông tin liên quan đến BCPT cổ phiếu (sở hữu, các nghiệp vụ tư vấn liên quan...), môi trường phân tích cũng cần các quy định chặt chẽ hơn để phát triển lành mạnh.

Giang Thanh

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thanh tra UBCK đã phạt hơn 17 tỷ đồng sai phạm từ 2006-2010 (04/07/2011)

>   CLB Phân tích Kỹ thuật: Đọc Tâm lý Thị trường thông qua Sóng và Khối lượng giao dịch (06/07/2011)

>   Cổ phiếu ưu đãi có còn "ưu"? (28/06/2011)

>   CLB Phân tích kỹ thuật: “Tương kế, tựu kế” trong đầu tư chứng khoán (27/06/2011)

>   Điện thoại trên tay, cập nhật ngay Chứng khoán với VinaPhone (24/06/2011)

>   Chứng khoán vỡ, đại gia thi nhau vào … viện tâm thần (24/06/2011)

>   Vay tiền chứng khoán, vô vàn cách lách luật (23/06/2011)

>   Áp lực truyền thông trong thị trường giá xuống (21/06/2011)

>   HOSE thông báo Lịch nghỉ giao dịch trong năm 2012 (02/06/2011)

>   HNX: Thông báo lịch nghỉ giao dịch năm 2012 (02/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật